Axit là gì ? Cho ví dụ ? Tính chất và Phân loại các axit ? Hóa lớp 8, lớp 9

Axit là gì ? Hãy cùng chúng tôi định nghĩa Axit trong Hóa lớp 8, lớp 9 dưới bài viết này nhé ! Hơn hết chúng ta sẽ được theo dõi những cách phân loại Axit hữu ích nhất nhé !

Tham khảo bài viết khác: 

Axit là gì ?

– Axit là một hợp chất hóa học mà trong thành phần phân tử của các chất đó đều có chứa 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit ( ví dụ -Cl, =SO4, -NO3).

==> Hay một định nghĩa tương tự đó là Axit là một hợp chất hóa học mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo được dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7.

axit la gi

Phân loại các AXIT

1. Dựa vào tính chất hóa học

– Axit mạnh: những axit khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành ion

HCl → H+ + Cl-

HNO3 → H+ + NO3-

==> Một số axit mạnh thường gặp: HCl, HNO3, H2SO4,..

– Axit yếu: những axit khi tan trong nước chỉ có thể phân li một phần ra ion

CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-

==> Một số axit yếu thường thấy: H2S, H2CO3,…

2. Dựa vào nguyên tử oxi

– Axit không có oxi: Ví dụ như HCl, H2S, HI,..

– Axit có oxi: Ví dụ như H2SO4, H3PO4, H2CO3,…

3. Dựa theo số nguyên tử H trong phân tử

–  Axit một nấc: trong dung dịch nước chỉ có thể phân li một nấc ra ion H+

–  Axit nhiều nấc: trong dung dịch nước có khả năng phân li nhiều nấc ra ion H+

4. Các phân loại khác

– Axit vô cơ: HCl, HNO3,..

– Axit hữu cơ: HCOOH, CH3COOH, CH3CH2COOH,…

phan loai axit

Tính chất hóa học của Axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu

– Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

– Dung dịch axit không làm đổi màu dung dịch phelnolphtalein.

2. Axit tác dụng với kim loại

– Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí Hidro.

Kim loại + Axit ⟶ Muối + Khí hidro

Ví dụ: 2 HCl + Fe ⟶ FeCl2 + H2 ( khí )

3. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

Hầu hết các axit đều có phản ứng với các bazơ tạo thành muối và nước. Phản ứng này thường được gọi là phản ứng trung hòa.

Axit + bazơ ⟶ Muối + nước

Ví dụ: H2SO4 + Cu(OH)2 ⟶ CuSO4 + 2 H2O

4. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước

Phần lớn các axit đều phản ứng được với oxit bazơ tạo thành muối và nước. Phản ứng giữa axit và oxit bazơ diễn ra theo phương trình tổng quát:

Axit + oxit bazơ ⟶ Muối + nước

Ví dụ: Na2O + 2 HCl ⟶ 2 NaCl + H2

5. Axit tác dụng với muối

Axit còn tác dụng được với các hợp chất muối tạo thành axit mới và muối mới. Phương trình tổng quát khi axit tác dụng với muối:

Muối + Axit ⟶ muối mới + Axit mới

Ví dụ: K2CO3 + 2 HCl ⟶ 2 KCl + H2O + CO2 ( khí )

( Trong đó H2O và CO2 được phần hủy từ H2CO3 yếu, dễ phân hủy, khó tồn tại trong dung dịch mới tạo thành).

Lưu ý: Phản ứng chỉ xảy ra khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Muối tham gia phản ứng phải là muối tan
  • Axit ban đầu phải mạnh hơn axit mới tạo thành. Nếu 2 axit mạnh ngang nhau thì sản phẩm tạo ra phải có kết tủa ( muối kết tủa không tan trong dung dịch mới tạo thành ).
  • Sau phản ứng, sản phẩm phải có ít nhất 1 chất kết tửa, chất khi hoặc chất điện ly yếu.

Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung của Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những nội dung hữu ích nhất nhé !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply