Đảo ngữ là gì ? Cho ví dụ minh họa biện pháp tu từ ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những thông tin trong biện pháp tu từ đảo ngữ nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Đảo ngữ là gì ?
– Khái niệm
+) Đảo ngữ (còn gọi là đảo trang) là một hình thức tu từ có đặc điểm: thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.
+)Trật tự thông thường của kết cấu cú pháp trong câu thể hiện sắc thái trung hoà. Thay đổi trật tự này với dụng ý nghệ thuật, sẽ tạo ra sắc thái tu từ.
( Có thể hiểu đơn giản: Đảo ngữ là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ hoặc trợ động từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh. )
– Ví dụ minh họa:
Trật tự thông thường: Mái tóc người cha bạc phơ.
Trật tự đảo :
Bạc phơ mái tóc người cha
Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người
– Phân loại:
Có thể chia thành hai loại :
+) Đảo các thành phần trong câu
+) Đảo các thành tố trong cụm từ.
Bài tập thực hành biện pháp tu từ đảo ngữ trong tiếng việt
Bài tập 1: Tìm những câu văn đảo ngữ trong các đoạn thơ sau ? Tác giả diễn đạt như vậy nhằm nhấn mạnh ý gì ?
a)
” Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
Trên đường ta về lại Thủ đô
Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ ! ”
( Trích Ta đi tới – Tố Hữu )
b)
” Trong xanh ánh mắt
Trong vắt nhãn lồng
Chim ăn nhãn ngọt
Bồi hồi nhớ ông ! ”
( Trích Hương Nhãn – Trần Kim Dũng )
– Hướng dẫn trả lời:
Những câu có đảo ngữ:
a)
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
b)
Trong xanh ánh mắt Trong
Trong vắt nhãn lồng
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ đảo ngữ nhé !