Thơ lục bát là gì ? Luật, nhịp điệu, đặc điểm của thơ lục bát ? Ngữ Văn lớp 6, lớp 7

Thơ lục bát là gì ? Đặc điểm của thơ lục bát ? Cách gieo vần, điệu cho thơ lục bát ? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải cho những thắc mắc trên nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  Thơ lục bát là gì ?

Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu 6 âm tiết và 1 câu 8 âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu. Đây là thể thơ được dùng chủ yếu trong ca dao, dân ca.

– Ví dụ minh họa:

Một người vất vả đau thương

Sớm hôm làm lụng nuôi con thành người

Đó là hình ảnh mẹ tôi

Tình thương bát ngát bao la bằng trời

Mẹ tôi da đã sạm rồi

Bàn tay có nếp áo thì bạc phai

Thế mà sớm buổi chiều hôm

Buổi trưa nắng chói vẫn ra ruộng đồng

Cho con bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Thương nhiều thương lắm mẹ ơi !

Mẹ là tất cả cuộc đời của con.

Bài thơ: Mẹ Tôi – Tác giả: Lê Trọng Tuyên

tho luc bat la gi

  Đặc điểm của thơ lục bát

– Đặc điểm về số câu, số tiếng của thơ lục bát:

– Từ khái niệm của thơ lục bát thì thơ lục bát được tạo thành từ các cặp câu 6 tiếng và 8 tiếng. Vì thế số câu thơ là không giới hạn tuy nhiên khi kết thúc phải dừng ở cây tám tiếng. Còn số tiếng thì quy định nghiêm ngặt, câu 6 thì 6 tiếng, câu 8 thì 8 tiếng.

+) Về cách gieo vần: Đây là đặc điểm nổi bật nên sẽ được tách riêng ở phần 4.

+) Về nhịp và đối:

  • Nhịp: ngắt nhịp uyển chuyển: câu lục thường là nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.
  • Đối: Thơ lục bát không nhất thiết là phải sử dụng phép đối. Nhưng người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

+) Về thanh điệu: Thanh điệu của thơ lục bát có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.

  Cách gieo vần của thơ lục bát

– Thơ lục bát có cách gieo vần thể hiện như sau: Thơ 6 – 8 cũng có quy định nghiêm ngặt về cách gieo vần: hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

+) Vần bằng: là các vần có thanh huyền và thanh ngang (không dấu)

+) Vần trắc: là các vần có các dấu còn lại: sắc, hỏi, nặng, ngã

+)  Vần chân: hiệp vần ở tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát.

+) Vần yêu: là vần ở cuối câu lục hiệp với tiếng thứ 6 câu lục.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ” Thơ lục bát là gì ? ” của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ có ích giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc của mình !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply