Phương châm về chất là gì ? Hãy theo dõi donghanhchocuocsongtotdep.vn những nội dung trong bài viết này để hiểu hơn phương châm về chất nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Phương châm về chất là gì ?
– Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn.
– Ví dụ minh họa 1:
Hôm qua, Hoa bị ốm không thể đến lớp, trùng hợp thay, hôm qua có cô giáo dạy Văn đến dạy lớp Hoa. Hoa hỏi Mai:
– Hôm qua có cô giáo dạy Văn mới đến lớp mình hả? Trông cô như thế nào cậu?
Mai đáp:
– Cô xinh lắm, dáng người cô nhỏ nhắn, mái tóc dài ngang lưng, nụ cười tỏa nắng.
( Trong trường hợp này, Mai đã miêu tả cho Hoa chính xác đặc điểm của cô giáo đến dạy lớp mình. Như vậy, Mai đã tuân thủ phương châm về chất ).
– Ví dụ minh họa 2:
QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
Hai chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy một quả bí to, kêu lên:
– Chà ! Quả bí kia to thật !
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
– Thế thì đã lấy làm gì to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
– Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy ?
Anh kia giải thích:
– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói sang chuyện khác
( Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Tại sao câu chuyện trên lại gây cười ?
==> Thông tin mà hai anh nói: “quả bí to bằng cả cái nhà và cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng” được cho là vô lí, thiếu tính xác thực.
=>phê phán tính ba hoa, nói khoác
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương châm về chất nhé !