Thành ngữ là gì ? Những đặc điểm, phân loại, hình thái, nội dung của thành ngữ là gì ? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để lần lượt tìm lời giải đáp nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Thành ngữ là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
– Hình thức của thành ngữ: Mới chỉ là một cụm từ cố định có nghĩa nhưng chưa phải là 1 câu hoàn chỉnh.
– Nội dung của thành ngữ: Mang ý nhất định nhưng phải gắn với các thành tố khác để tạo câu và ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến.
– Ví dụ minh họa:
+) Đừng xem mặt mà bắt hình dong: Dùng để phê phán những người luôn nhìn bề ngoài để đánh giá con người bên trong, đánh giá phẩm chất tâm hồn của người khác.
+) Ếch ngồi đáy giếng: Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời để chỉ những người hiểu biết nông cạn, không ra ngoài học hỏi, chỉ biết dừng chân ở một chỗ.
Đặc điểm của thành ngữ ?
– Thành ngữ có đặc điểm là tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể.
Chúng có tính khái quát và hàm súc cao, được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Tuy nhiên nghĩa của chúng không dựa vào những từ cấu tạo nên chúng. Thành ngữ thường mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm
Phân loại thành ngữ ?
Thành ngữ được phân loại như sau:
– Dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ:
+) Thành ngữ có kết cấu ba tiếng: Đây là kiểu thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. Ví dụ như: Ác như hùm, bụng bảo dạ, chết nhăn răng,…
+) Thành ngữ có kết cấu từ hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ: Đây là kiểu thành ngữ phổ biến nhất của thành ngữ tiếng việt.
Trong đó, có thể chia ra thành 2 loại thành ngữ là:
- Thành ngữ có láy ghép
- Thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép.
Ví dụ: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt hoặc Nhắm mắt xuôi tay, bày mưu tính kế, ăn bờ ngủ bụi,…
+) Thành ngữ có kết cấu năm hoặc sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó,…
– Dựa vào kết cấu ngữ pháp:
Câu có kết cấu chủ ngữ – vị ngữ + trạng ngữ (hoặc tân ngữ): Nước đổ đầu vịt, chuột sa chĩnh gạo,…
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ” Thành ngữ là gì ? ” của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình nhé !