Từ đồng âm là gì ? Cho ví dụ ? Phân loại ? Ngữ Văn lớp 5, lớp 6, lớp 7, lớp 9

Từ đồng âm là gì ? Từ đồng âm được chia thành những loại nào ? Tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm là gì ? Cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để tìm câu trả lời nhé !

Tham khảo bài viết khác:

   Từ đồng âm là gì ?

– Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

– Ví dụ minh họa:

Mẹ em đậu xe lại để em mua một gói xôi đậu.

==> Hai từ đậu xuất hiện trong câu chính là từ đồng âm vì chúng giống nhau về âm nhưng nghĩa lại khác nhau hoàn toàn.

  Tác dụng của từ đồng âm

+) Từ đồng âm được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là văn học dân gian. Người ta sử dụng từ đồng âm nhiều khi chế thơ với mục đích chủ yếu là chơi chữ.

+) Dựa vào hiện tượng đồng âm, chúng ta sẽ tạo ra được các câu nói mang nhiều nghĩa, đem lại sự bất ngờ và thu hút người đọc, người nghe nhiều hơn.

+) Có thể nói, sử dụng từ đồng âm giúp nhấn mạnh nội dung câu, tạo hiệu quả nghệ thuật cao cho sự diễn đạt, tạo sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, hoặc đôi khi là hài hước, châm biếm.

tu dong am la gi

   Phân loại từ đồng âm

  1. Đồng âm từ vựng

– Khái niệm:

Đồng âm từ vựng là loại từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc nhưng lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau.

– Ví dụ minh họa:

Má tôi đi chợ mua rau má.

==> Từ ví dụ trên ta thấy từ ” má “ đầu tiên là từ chỉ người, nghĩa là mẹ, còn từ ” má “ thứ hai là từ chỉ một loại rau. Hai từ ” má “ có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.

  2. Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

– Khái niệm:

Đồng âm từ vựng – ngữ pháp là các từ giống nhau về âm, cách đọc nhưng khác nhau về từ loại.

– Ví dụ minh họa:

+) Bố tôi ngồi câu cá cả buổi chiều

+) Bạn Nam không nghe cô giáo giảng bài nên đặt câu sai ngữ pháp

==> Từ ví dụ trên ta thấy từ “câu” ở câu trên là động từ, còn từ “câu” ở câu dưới lại là danh từ

  3. Đồng âm từ với tiếng

– Khái niệm:

Ở đây, các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ và kích thước ngữ âm của chúng đều không vượt quá một tiếng.

– Ví dụ minh họa:

+) Ông ấy cười khanh khách

+) Nhà ông ấy đang có khách

+) Em bị cốc đầu

+)  Cái cốc bị vỡ

  4. Đồng âm qua phiên dịch

– Ví dụ minh họa:

+) Doanh thu của công ty tháng này có phần giảm sút

+) Anh ấy là một chân sút cừ khôi

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ” Từ đồng âm là gì ? ” cùng chúng tôi. Hy vọng bạn sẽ giải đáp được những thắc mắc của mình sau khi đọc xong bài viết này nhé !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply