Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực và của 3 lực không song song

Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực và của 3 lực không song song gồm những nội dung nào ? Hãy theo dõi cùng Donghanhchocuocsongtotdep.vn để hiểu hơn về chủ đề này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

          Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực

        1. Điều kiện cân bằng

– Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

→       →
F1 = – F2

– Giá của lực là đường thẳng mang vectơ lực.

can bang cua mot vat chiu tac dung cua hai luc

    2. Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm

– Buộc dây lần lượt vào hai điểm khác nhau trên vật rồi lần lượt treo lên. Khi vật đứng yên, vẽ đường kéo dài của dây treo. Giao điểm của hai đường kéo dài này là trọng tâm của vật.

==> Kí hiệu là G.

xac dinh trong tam cua mot vat phang

– Trọng tâm G của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.

xac dinh trong tam cua mot vat phang 2

       Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

     1. Tổng hợp hai lực có giá đồng quy

– Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy, trước hết ta phải trượt hai vật đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

      2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

– Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.

– Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

→     →      →
F1 + F2 = – F3

       Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45 độ. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 2 kg (Hình 17.10). Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2. Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu ?

can bang cua mot vat chiu tac dung cua hai luc bai tap

– Hướng dẫn giải: 

can bang cua mot vat chiu tac dung cua hai luc bai tap 2

Lực tác dụng lên quả cầu được biểu diễn như hình vẽ sau:

Khi quả cầu nằm cân bằng ta có:

→   →     →    →
P + N1 + N2 = 0

Chọn hệ trục tòa độ Oxy như hình vẽ.

Chiếu phương trình (1) lên Ox và Oy ta được:

Ox: N1cosα – N2cosα = 0 (2)

Oy: – P + N1sinα + N2sinα = 0 (3)

Từ (2) ⇒ N1 = N2. Thay vào (3) ta được:

can bang cua mot vat chiu tac dung cua hai luc bai tap 3

⇒ N1 = N2 = 14N

Theo định luật III Newton, ta xác định được áp lực mà quả cầu đè lên mỗi mặt phẳng đỡ là: N’1 = N’2 = 14 N.

Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung trong bài Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực và của 3 lực không song song của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo trên trang web của chúng tôi !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply