Câu cảm thán là gì ? Bạn đã nắm bắt được bao nhiều phần trăm nội dung xung quanh chủ đề này ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nào nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Câu cảm thán là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ cảm xúc như vui vẻ, đau xót, phấn khích, ngạc nhiên,.. của người nói đối với sự vật hoặc hiện tượng nào đó.
– Ví dụ minh họa:
Ôi ! Cảnh bình minh buổi sáng thật đẹp.
=> “Ôi” dùng trong câu biểu lộ cảm xúc trước hiện tượng mặt trời mọc.
Đặc điểm hình thức của câu cảm thán
– Về mặt hình thức từ cảm thán gồm có đặc điểm sau:
+) Từ ngữ cảm thán: ôi, trời ơi, hỡi ơi, than ôi.
+) Dấu câu: dấu kết thúc câu thường là dấu chấm than.
=> Từ đặc điểm hình thức của câu cảm thán mà người đọc có thể nhận biết câu nào là câu cảm thán và ngược lại. Bạn chú ý 2 hình thức trên khi làm bài tập về xác định câu cảm thán nhé.
Chức năng của câu cảm thán
– Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày.
– Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn…không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất cần sự chính xác, khách quan.
– Câu cảm thán thể hiện cảm xúc chủ quan của một cá nhân. Câu cảm thán hay được sử dụng trong văn biểu cảm, miêu tả, thơ…
– Ví dụ minh họa:
Một đoạn trong bài thơ Tổ Quốc của Tố Hữu có viết:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt.
==> Nói lên vẻ đẹp thiên nhiên của tổ quốc như rừng cọ, đồi chè và đồng xanh.
Kết luận: Câu cảm thán giúp người viết, người nói biểu lộ cảm xúc hay tâm trạng của mình cho người nghe, người đọc.
Bài tập về câu cảm thán
Bài tập 1: Dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán là gì ?
A. Dùng từ ngữ nghi vấn trong câu, có dấu hỏi cuối câu
B. Có dấu chấm than ở cuối câu và dùng ngữ điệu cầu khiến, khuyên bảo
C. Sử dụng những từ ngữ cảm thán và có dấu chấm than ở cuối câu.
D. Thể hiện cảm xúc trong câu
– Hướng dẫn giải:
Câu A: Đây là dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn
Câu B: Có dấu chấm than cuối câu là một trong những dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán. Tuy nhiên, trong cầu lại sử dụng ngữ điệu cầu khiến, không bộc lộ cảm xúc của người nói người viết. Vì vậy, đây không phải là dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán mà là dấu hiệu để nhận biết câu cầu khiến
Câu C: Đây là dấu hiệu để nhận biết về câu cảm thán
Câu D: Câu cảm thán dùng để thể hiện cảm xúc của người nói. Tuy nhiên có rất rất nhiều trường hợp câu nói thể hiện cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu về sử dụng từ ngữ cảm thán, có dấu chấm than cuối câu nên không được coi là câu cảm thán.
– Ví dụ như câu: “Ai làm cho bể kia đầy. Cho ao kia cạn cho gầy cò con ?” Ý nghĩa câu này thể hiện cảm xúc bất lực, là lời than thở của người nông dân trong chế độ cũ; tuy nhiên, đây cũng không được coi là câu cảm thán.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những nội dung tiếp theo trên trang web của chúng tôi !