Câu trần thuật là gì ? Cho ví dụ ? Câu trần thuật có những đặc điểm, chức năng gì ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp các vấn đề nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Câu trần thuật là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Câu trần thuật là dạng câu được dùng dưới hình thức kể, nhận xét, miêu tả, nhận định hay thông báo… về một sự vật hiện tượng, tính chất, hoạt động… của một việc nào đó.
– VÍ dụ minh họa:
+) Con đường đến trường hôm nay có rất nhiều hoa mười giờ.
+) Buổi chiều tôi thường làm bài tập toán.
Đặc điểm hình thức của câu trần thuật
– Đặc điểm hình thức của câu trần thuật tương đối bình thường, không có dấu ấn về hình thức như các kiểu câu nghi vấn (dấu chấm hỏi), câu cảm thán (dấu chấm than),… Đây là kiểu câu cơ bản nhất và được sử dụng phổ biến thông dụng nhất trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
– Câu trần thuật được mở đầu bằng vần âm in hoa và kết thúc bằng dấu chấm. Nhưng trong một số trường hợp câu trần thuật có thể kết thúc bằng dấu chấm than (để nhấn mạnh vấn đề sắc thái biểu cảm), dấu chấm lửng (để nhấn mạnh vấn đề sự suy ngẫm).
Ví dụ minh họa:
+) Mẹ mua một bó hoa hồng.
+) Bông hồng rất đẹp !
Những dòng suy tư cứ dội về….
Chức năng, hình thái của câu trần thuật
– Câu trần thuật có chức năng chính dùng để kể, tường thuật lại câu chuyện. Ngoài ra, câu trần thuật còn dùng bộc lộ tình cảm, yêu cầu…tuy nhiên không nhiều.
– Có những dấu hiệu nào về hình thức giúp ta nhận biết câu trần thuật? Câu trần thuật không như một số kiểu câu khác khi không có dấu hiệu nhận dạng riêng. Một số trường hợp khác như cầu khiến, bày tỏ cảm xúc,… kết thúc câu thường có dấu chấm than (!).
– Khi kết thúc, cuối câu trần thuật sẽ là dấu chấm. Trường hợp khác kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm lửng (…).
– Câu trần thuật rất phổ biến trong các tác phẩm văn học hoặc trong giao tiếp hàng ngày.
Hướng dẫn đặt câu trần thuật
+) Bước 1: Xác định mục đích đặt câu để lựa chọn kiểu câu cho phù hợp.
+) Bước 2: Lựa chọn kiểu câu trần thuật cho phù hợp. Kiểu câu trần thuật đơn có từ “là” thường dùng làm giới thiệu là chính. Kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là” được dùng làm miêu tả, thông báo.
+) Bước 3: Xác định cụm chủ vị nòng cốt.
+) Bước 4: Bổ sung các thành phần phụ như trạng ngữ, phụ chú,…
+) Bước 5: Viết câu đảm bảo hình thức câu (mở đầu bằng vần âm viết hoa, kết thúc bằng dấu câu).
+) Bước 6: Đọc lại và chỉnh sửa nếu cần.
Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung câu trần thuật là gì trên trang web của chúng tôi !