Thế nào là từ láy ? Từ láy gồm những loại nào ? Từ láy có tác dụng gì ? Hãy theo dõi nội dung dưới bài viết này chúng tôi chia sẻ đến bạn để hiểu hơn về những nội dung xung quanh chủ đề từ láy nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Thế nào là từ láy ?
Tóm tắt nội dung
– Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.
– Ví dụ minh họa: ào ào, xanh xanh, thăm thẳm, lanh lảnh,……
Phân loại từ láy
1. Từ láy toàn bộ
– Từ láy toàn bộ là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, luôn luôn, ào ào.
– Đôi khi để nhấn mạnh và tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn.
2. Từ láy bộ phận
– Từ láy bộ phận là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn
+) Láy âm: Là những từ láy có âm đầu giống ==> Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…
+) Láy vần: Là những từ có vần giống nhau.==> Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.
Tác dụng của từ láy là gì ?
– Mang đến cho người đọc, người nghe những cảm nhận khác nhau. Nếu các từ láy hoàn toàn giúp cho người nói, người viết nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng; thì một chút biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối lại mang đến một vẻ đẹp hài hòa, tinh tế.
– Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của mình, từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết.
– Thông thường từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh … của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.
Bài tập về từ láy kèm lời giải
Bài 1: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau:
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
– Hướng dẫn giải:
Các từ láy được sử dụng trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng
Bài 2: Theo em các từ dưới đây được xếp vào từ ghép hay từ láy: học hành, tươi tốt, ngu ngốc, học hỏi, râu ria, nảy nở, rơi rớt
– Hướng dẫn giải:
Các từ ngu ngốc, học hỏi, tươi tốt, máu mủ… đều là từ ghép đẳng lập, vì hai tiếng ghép lại đều có nghĩa.