Hoán dụ là gì ? Có mấy kiểu hoán dụ ? Hoán dụ có tác dụng gì ? Ngữ Văn lớp 6

Hoán dụ là gì ? Theo dõi những nội dung chúng tôi chia sẻ đến bạn trong chủ đề này để hiểu hơn về Hoán dụ, tác dụng của hoán dụ cũng như các kiểu trong chương trình ngữ văn được học nhé !

Tham khảo bài viết khác:

       Hoán dụ là gì ?

– Hoán dụ là gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

      Tác dụng của hoán dụ

– Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.

– Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.

hoan du la gi

      Phân loại các kiểu hoán dụ

   1. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

– Là kiểu hoán dụ sử dụng các từ ngữ đơn lẻ, cái riêng để liên tưởng đến cái chung, cái trừu tượng.

– Ví dụ minh họa:

Kiên là một chân sút tài giỏi trong đội bóng.

==> Hình ảnh hoán dụ “chân sút” dùng để chỉ cầu thủ bóng đá. Đây là kiểu hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể

   2. Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể

– Là cách hoán dụ nói về một bộ phận trên cơ thể người, động vật để liên tưởng đến một hành động nào đó.

– Ví dụ minh họa: 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

==> Bàn tay: là một bộ phận trên cơ thể người. Liên tưởng đến người lao động là nói đến toàn thể người lao động muốn có thành quả thì cần làm việc bằng chính sức lực và đôi tay của mình.

   3. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

– Là cách hoán dụ sử dụng những vật chứa đựng lớn như thành phố, nông thôn để chỉ vật bị chứa đựng như người nông dân, công nhân.

– Ví dụ minh họa: 

Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam

==> Trường hợp này “khán đài” mang nghĩa là những người ngồi trên khán đài

so sanh an du hoan du

   4. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

– Là phép hoán dụ sử dụng những dấu hiệu đặc trưng của sự vật như tiếng chó sủa, tiếng chim hót… để nói đến chủ nhân của âm thanh đó.

– Ví dụ minh họa: 

 Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

==> Áo chàm: Loại áo đặc trưng của đồng bào, người dân Tây Bắc. Từ “Áo chàm” muốn nói đến tình cảm mà người dân Tây Bắc với các chiến sĩ bộ đội Việt Nam.

     Bài tập vận dụng

Bài 1: Chỉ ra phép hoán dụ trong các câu thơ, đoạn văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?

a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

b) Vì sao? Trái đất nặng ân tình – Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.

==> Hướng dẫn giải:

Câu a)

Làng xóm: Vật chứa đựng

Người nông dân: Vật bị chứa đựng

=> Đây là phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

Đói rách: Vật chứa đựng

Cuộc sống nghèo khó: Vật bị chứa đựng

=> Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Câu b)

Trái đất: Vật chứa đựng.

Những người sống trên trái đất: Vật bị chứa đựng.

=> Loại hoán dụ vật chứa đựng – vật bị chứa đựng.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bạn sẽ tìm được những nội dung hữu ích trong bài viết này !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply