Ẩn Dụ Là Gì ? Các kiểu ẩn dụ ? Tác dụng của ẩn dụ ? Cho ví dụ – Ngữ văn lớp 6

Ẩn dụ là gì ? Có những kiểu ẩn dụ nào ? Khái niệm và ví dụ của từng loại ? Tác dụng khi sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ là gì ? Cùng chúng tôi theo dõi nội dung dưới bài viết này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

      Ẩn dụ là gì ?

– Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.

– Ví dụ minh họa:

Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

==> Đây là ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

an du la gi

 

        Tác dụng của ẩn dụ

– Trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ. Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.

  • Giúp cho câu văn, câu thơ có thêm sức biểu cảm
  • Giúp câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn hàm súc hơn nhưng lại giàu hình ảnh hơn
  • Khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe hơn

Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc

==> Nếu dùng như cách thông thường thay người cha bằng “Bác Hồ mái tóc bạc” sẽ trở thành một câu thông thường và mất đi tính biểu cảm. Bài thơ sẽ vô vị.

         Phân loại các kiểu ẩn dụ

    1. Ẩn dụ hình thức

– Ẩn dụ hình thức là kiểu ẩn dụ mà người nói/người viết dựa trên điểm tương đồng của hai sự vật, hiện tượng để tạo hình ảnh ẩn dụ. Tuy nhiên trong câu văn, câu thơ đã bị ẩn đi một phần ý nghĩa.

– Ví dụ minh họa:

“ Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang ”

==> “Khuôn trăng” là chỉ mặt trăng, mặt trăng tròn trịa đầy đặn, ở đây tác giả lấy đặc điểm đó của mặt trăng để ẩn dụ cho khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn của Thúy Vân

an du ngu van 6

 

    2. Ẩn dụ cách thức

– Ẩn dụ cách thức là hình thức ẩn dụ giúp người nói/người viết đa dạng hóa cách diễn đạt và diễn đạt một cách có hàm ý một vấn đề nào đó.

– Ví dụ minh họa:

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng ”

==> Quả, cây, khoai là thành quả của lao động, còn hành động trồng cây là hành động lao động, các sự vật hiện tượng này có tương đồng về cách thức đều thuộc về hành động lao động.

    3. Ẩn dụ phẩm chất

– Ẩn dụ phẩm chất là có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

– Ví dụ minh hoạ:

“ Người cha mái tóc bạc,

Đốt lửa cho anh nằm.”

– Hình ảnh ẩn dụ “Người cha” trong câu thơ chính là chỉ Bác Hồ, ý nói Bác Hồ chăm sóc cho các chiến sĩ tận tình, chu đáo như đang chăm lo cho chính con cái của mình.

    4. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

– Ví dụ minh họa:

“ Tiếng hát của cô ấy thật ngọt ngào ”

==> Từ việc nghe bằng tai nhưng lại thể hiện cảm giác bằng miệng “ngọt ngào”, chuyển từ thính giác sang vị giác.

Cám ơn bạn đã theo dõi chủ đề giới thiệu nội dung ẩn dụ là gì của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo nhé !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply