Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì ? Ví dụ minh họa ? Những đặc trưng trong phong cách ngôn ngữ hành chính ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lần lượt các câu hỏi trong bài viết này nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Phong cách ngôn ngữ hành chính là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Phong cách ngôn ngữ hành chính là phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính
– Văn bản hành chính là văn bản được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí ( thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng… )
– Ví dụ minh họa: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ….
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
1. Tính khuôn mẫu
– Thể hiện trong kết cấu thống nhất
a, Phần đầu: gồm các thành phần:
+) Quốc danh, tiêu ngữ
+) Tên cơ quan, tổ chức ra văn bản, số hiệu
+) Tên văn bản
+) Nơi, người thụ lí văn bản
b, Phần chính: nội dung văn bản
c, Phần kết: địa điểm
– Thời gian thực hiện văn bản, chữ kí (đóng dấu) người thực hiện văn bản, nơi nhận (cơ quan có thẩm quyền)
2. Tính chính xác
– Văn bản hành chính được viết ra để xử lí, thực thi, do đó đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối
+) Không dùng từ đa nghĩa, số liệu cụ thể, rõ ràng, lời khai chứng thực, chính xác từng dấu chấm, dấu phẩy
+) Không sửa chữa, tẩy xóa
Văn bản dài phân chia thành các chương mục, điều khoản ngắn gọn, rõ ràng.
3. Tính công vụ
– Không dùng từ ngữ có tính biểu cảm, nếu thì chỉ manh tính ước lệ
– Sử dụng lớp từ toàn dân, tránh dùng từ địa phương, khẩu ngữ
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo trên donghanhchocuocsongtotdep.vn