Phong cách ngôn ngữ khoa học là gì ? Với nội dung nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 12, bạn cần nắm bắt được những nội dung cơ bản nhất để làm bài
Hãy cùng chúng tôi theo dõi những nội dung dưới bài viết này nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Phong cách ngôn ngữ khoa học là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Phong cách ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.
– Nó tồn tại dưới 2 dạng:
+ Dạng viết : Sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ…
+ Dạng nói : Yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
Phân loại các văn bản khoa học
1. Văn bản khoa học chuyên sâu
– Dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học [ chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…]
2. Văn bản khoa học và giáo khoa
– Là giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…==> Cần có thêm tính sư phạm
3. Văn bản khoa học phổ cập
– Là báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn ==> nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học.
Phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc trưng nào ?
1. Tính khái quát, trừu tượng:
– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học sử dụng các thuật ngữ khoa học để biểu thị các khái niệm khoa học khái quát, trừu tượng.
– Biểu hiện không chỉ ở nội dung mà còn ở các phương tiện ngôn ngữ như thuật ngữ khoa học và kết cấu của văn bản.
2. Tính lí trí, lôgic:
– Từ ngữ trong các văn bản khoa học chỉ được dùng với một nghĩa ; không dùng từ đa nghĩa hoặc dùng từ theo nghĩa bóng và ít dùng các phép tu từ.
– Thể hiện ở trong nội dung và ở tất cả các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản.
3. Tính khách quan, phi cá thể:
– Ngôn ngữ trong văn bản khoa học (nhất là văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa) rất hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân.
– Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.