So sánh là gì ? Tác dụng của biện pháp so sánh là gì ? Có những loại so sánh nào ? Hãy cùng Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp tìm hiểu những nội dung dưới bài viết này nhé !
Tham khảo bài viết khác:
So Sánh Là Gì ?
Tóm tắt nội dung
– So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
– Dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu văn được thể hiện ở từ so sánh. Bao gồm các từ giống như, ví như, là, như…
– Ví dụ minh họa:
” Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”. – (Hồ Chí Minh)
==> So sánh trẻ em giống như búp trên cành
Tác dụng của phép so sánh ?
+) Giúp làm bật một khía cạnh, đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc trong mỗi trường hợp cụ thể khác nhau
+) Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho cách diễn đạt và hiện tượng, sự vật, hình ảnh
+) Giúp người đọc và người nghe có thể hình dung, liên tưởng một cách dễ dàng sự vật, sự việc được đề cập đến. Bởi đặc trưng của phép so sánh là lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng, cái không cụ thể, vô hình…
+) Khiến cho câu văn, câu thơ, cách diễn đạt trở nên bay bổng và thú vị hơn, tránh được sự nhàm chán trong cách diễn đạt
Phân loại các kiểu so sánh
1. So sánh ngang bằng
– So sánh ngang bằng là kiểu so sánh sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Ngoài mục đích tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc nhằm giúp người nghe, người đọc dễ hiểu hơn.
– Các từ so sánh ngang bằng: như, tựa như, y như, giống như, giống, là…hoặc cặp đại từ bao nhiêu, bấy nhiêu.
– Ví dụ minh họa :
+) Ví dụ 1: “Anh em như thể tay chân”
+) Ví dụ 2: “ Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây”.
2. So sánh không ngang bằng
– So sánh không ngang bằng hay còn gọi là so sánh hơn kém, đây là loại so sánh đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại.
– Các từ so sánh không ngang bằng: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…
==> Để chuyển từ so sánh ngang bằng sang so sánh không ngang bằng, người ta chỉ cần thêm vào trong câu những từ phủ định như “không, chưa, chẳng..” và làm ngược lại để chuyển từ so sánh không ngang bằng sang so sánh ngang bằng.
– Ví dụ minh họa:
+) Ví dụ 1:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”. – (Ca dao)
+) Ví dụ 2:
“Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”
Cám ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !