Trạng Từ Là Gì Trong Tiếng Việt ? Cho Ví Dụ Minh Họa ? Tiếng Viết Lớp 4, Lớp 5

Trạng Từ Là Gì ? Ví dụ cho trạng từ ? Phân loại trạng từ và những thông tin hay hữu ích khác xoay quanh chủ đề này sẽ được chúng tôi chia sẻ dưới bài viết này

Hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay nhé !

Tham khảo bài viết khác:

      Trạng Từ Là Gì ? Cho Ví Dụ ?

– Trạng từ hay còn được gọi là phó từ là từ dùng để bổ nghĩa cho các động từ, tính từ hay các trạng từ khác. Trạng từ bổ sung nghĩa cho câu.

– Ví dụ: Anh ấy chạy rất nhanh

trang tu la gi

       Phân loại các trạng từ ?

+) Trạng từ chỉ cách thức: Diễn tả một hành động như thế nào. (Ví dụ: như nhanh, chậm, siêng, lười…).

==> Ví dụ: Anh ta chạy rất nhanh.

+) Trạng từ chỉ thời gian: Chỉ các mốc thời gian, điểm điểm khác nhau trong ngày như sáng, trưa, chiều, tối, ngày mai, đang, lập tức…

==> Ví dụ: Ngày mai, anh ta đi chơi.

+) Trạng từ chỉ tần suất (Phó từ năng diễn): Diễn mức độ của một hành động. (Ví dụ: thường thường, thường xuyên, có khi, ít khi…).

==> Ví dụ: Cô ta thường xuyên về thăm mẹ.

+) Trạng từ chỉ nơi chốn: Diễn tả hành động hiện đang xảy ra ở đâu. (Ví dụ: ở đây, ở kia, ở khắp mọi nơi, chỗ khác…).

==> Ví dụ: Tôi đang đứng ở đây.

trang tu

+) Trạng từ chỉ mức độ: Diễn tả mức độ của một tính chất hoặc một đặc tính. (Ví dụ: giỏi, kém, dở…).

==> Ví dụ: Cô ấy bơi giỏi.

+) Trạng từ chỉ số lượng: Diễn tả số lượng như một lần, hai lần…).

==> Ví dụ: Nhà vô địch đã chiến thắng hai lần.

+) Trạng từ nghi vấn: Là những trạng từ thường đứng ở đầu câu hỏi. (Ví dụ: khi nào, như thế nào, ở đâu, tại sao).

==> Ví dụ: Tại sao anh lại đến đây.

+) Trạng từ liên hệ: là những trạng từ giúp liên kết hai chủ đề hoặc hai câu lại với nhau. Chúng còn có thể là từ diễn tả: lý do, thời gian, nơi chốn.

==> Ví dụ: Căn phòng này là nơi tôi sinh ra.

Trạng từ dùng để cung cấp thêm nhiều thông tin cho câu. Thông tin đó có nhiều loại như về mặt thời gian, địa điểm,… Trạng từ thường theo sau các động từ hoặc tính từ. Chúng bổ nghĩa cho danh từ và động từ.

Vì thế trong văn nói, hay văn viết trạng từ được sử dụng rất nhiều !

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những nội dung tiếp theo !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply