Axit Cacboxylic là gì ? Bạn đã biết được những nội dung thông tin quan trọng nào về Axit Cacbonxylic rồi ? Hãy cùng Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp đi khám phá những nội dung liên quan dưới bài viết này nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Axit Cacboxylic là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.
Ví dụ: H-COOH; C2H5−COOH; HOOC-COOH; …
– Nhóm cacboxyl (-COOH) là nhóm chức của axit cacboxylic.
Công thức hóa học của Axit Cacboxylic là gì ?
– Công thức tổng quát của loại axit này là R-C(=O)-OH, đôi khi được viết thành R-COOH hoặc R-CO2H. Trong đó R- có thể đơn giản là một nguyên tố hydro hoặc gốc hydrocarbon.
– Axit carboxylic tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong đời sống, với ví dụ cụ thể là amino acid (đơn vị cơ bản của protein) hoặc axit axetic (trong giấm ăn). Khi mất đi một proton (H+), nhóm chức carboxyl sẽ trở thành một anion cacbonxylate.
Cách đọc tên các Axit Cacboxylic
1. Tên thay thế
– Tên thay thế của các axit no, đơn chức, mạch hở được cấu tạo như sau:
Axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic
+) Mạch chính của phân tử axit là mạch cacbon dài nhất bắt đầu từ nhóm -COOH
+) Mạch cacbon được đánh số bắt đầu từ nguyên tử cacbon của nhóm -COOH.
+) Một số axit có tên thông thường liên quan đến nguổn gốc tìm ra chúng.
2. Tên thường của một số axit thường gặp
- HCOOH ===> Được đọc là: Axit fomic
- CH3COOH ===> Được đọc là: Axit axetic
- CH3CH2COOH ===> Được đọc là: Axit propionic
- CH3CH2CH2COOH ===> Được đọc là: Axit butiric
- CH2=CH-COOH ===> Được đọc là: Axit acrylic
- CH2=C(CH3)-COOH ===> Được đọc là: Axit metacrylic
- (COOH)2 ===> Được đọc là: Axit oxalic
- C6H5COOH ===> Được đọc là: Axit benzoic
- HOOC(CH2)4COOH ===> Được đọc là: Axit ađipic
- C15H31COOH ===> Được đọc là: Axit pamitic
- C17H35COOH ===> Được đọc là: Axit stearic
- C17H33COOH ===> Được đọc là: Axit oleic
- C17H31COOH ===> Được đọc là: Axit linoleic
Phân loại các Axit Cacboxylic
==> Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon và số nhóm cacboxyl trong phân tử, các axit được chia thành:
1. Axit no, đơn chức, mạch hở
– Phân tử có gốc ankyl hoặc nguyên tử hiđro liên kết với một nhóm -COOH. Các axit này lập thành dãy đổng đẳng các axit no, đơn chức, mạch hở có công thức cấu tạo thu gọn chung CnH2n+1COOH (với n⩾0) hoặc công thức phân tử chung CmH2mO2(m⩾1).
Ví dụ: HCOOH; CH3−COOH;…
2. Axit không no, đơn chức, mạch hở
– Phân tử có gốc hiđrocacbon không no, mạch hở liên kết với một nhóm -COOH.
Ví dụ: CH2=CH−COOH;CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH;…
3. Axit thơm, đơn chức
– Phân tử có gốc hiđrocacbon thơm liên kết với một nhóm -COOH.
Ví dụ: C6H5COOH,CH3−C6H4−COOH,…
4. Axit đa chức
– Nếu phân tử có hai hay nhiều nhóm -COOH, chúng được gọi là axit đa chức.
Ví dụ: Axit ađipic HOOC−[CH2]4−COOH, axit malonic HOOC−CH2−COOH,… thuộc loại axit no, hai chức, mạch hở.
Sau đây ta chỉ xét axit no, đơn chức, mạch hở.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết với những nội dung tiếp theo của chúng tôi !