Công thức hóa học của tinh bột là gì ? Tính chất hóa học, vật lý của tinh bột

Công thức hóa học của tinh bột có lẽ không mấy người đã tìm hiểu và biết đến. Tuy rằng đây là thứ không thể thiếu mỗi bữa cơm hằng ngày của chúng ta nhưng lại ít ai chú ý đến những điều hay ho về nó

Vì vậy, trong bài viết dưới đây hãy cùng Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp đi khám phá những điều hay, thú vị trong bài viết này nhé !

Tham khảo thêm bài viết khác:

tinh bot

Tinh bột là gì ?

– Tinh bột tiếng Hy Lạp là amidon (CAS# 9005-25-8 ) là một polysacarit carbohydrate chứa hỗn hợp amyloza và amylopectin. Tỷ lệ phần trăm amilose và amilopectin thay đổi tùy thuộc vào từng loại tinh bột, tỷ lệ này thường từ 20:80 đến 30:70

– Tinh bột có nguồn gốc từ các loại cây khác nhau có tính chất vật lý và thành phần hóa học khác nhau. Chúng đều là các polymer cacbohydrat phức tạp của glucose (công thức phân tử là C6H12O6).

cong thuc hoa hoc cua tinh bot

Công thức hóa học của tinh bột

Công thức hóa học của tinh bột là (C6H10O5)n. Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α- glucozơ và 1 gốc β- fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit

Tinh bột là chất kết tinh, không màu, không mùi, vị ngọt, dễ tan trong nước. Có nhiều trong tự nhiên trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Có nhiều dạng: đường phèn, đường phên, đường cát, đường tinh luyện…

Tinh bột nóng chảy ở 185 độ C

Tính chất hóa học của tinh bột

Tinh bột có hai phản ứng hóa học cơ bản tiêu biểu nhất:

1. Thủy phân trong môi trường axit.

==> Sau phản ứng thu được dung dịch có khả năng tráng bạc:

(C6H10O5)n + nH2O —H+,t⁰—> nC6H12O6

2. Tác dụng với dung dịch iot.

==> Đây chính là phản ứng đặc trưng nhất của tinh bột

Hồ tinh bột + dung dịch iot (I2) —> hợp chất màu xanh tím

Khi đun nóng, hợp chất màu xanh tím ấy sẽ bị mất đi, tuy nhiên nếu để nguội màu xanh tím sẽ xuất hiện lại.

Với những nội dung chúng tôi cung cấp trong bài viết này, hy vọng nó sẽ trở nên hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply