Bazơ là gì ? Phân loại các Bazơ ? Cách đọc các Bazơ là gì ? Cùng chúng tôi chinh phục các câu hỏi ngay trong bài viết dưới đây nhé. Chắc chắn bài viết này sẽ đem đến những nội dung hữu ích nhất cho bạn
Tham khảo bài viết khác:
Bazơ là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH), trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit.
– Ngoài ra, ta có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn hơn 7.
Công thức tổng quát của Bazơ là gì?
– Công thức tổng quát của Bazơ:
M(OH)n
– Trong đó:
- M là một kim loại bất kì
- n là hóa trị của kim loại đó
– Bazơ được đọc tên theo trình tự như sau:
Tên bazơ = Tên kim loại ( kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + hydroxit
Ví dụ:
- Bazơ Natrihydroxit có công thức hóa học là: NaOH
- Bazơ Sắt (III) hydroxit có công thức hóa học là: Fe(OH)3
- Bazơ Đồng hydroxit có công thức hóa học là: Cu(OH)2
Phân loại các Bazơ như thế nào ?
1. Dựa vào tính chất hóa học
+) Bazơ mạnh: Ví dụ như NaOH, KOH, …
+) Bazơ yếu: Ví dụ như Fe(OH)3, Al(OH)3…
2. Dựa vào tính tan của bazơ trong nước
– Dựa vào đặc tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:
+) Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm)
- Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.
+) Bazơ không tan trong nước
- Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những giá trị nội dung hữu ích nhất cho các bạn đọc đã theo dõi bài viết này !
Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo của chúng tôi !