Cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh

Diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh là bài toán tương đối phức tạp. Trong trường hợp này thì có thể xử lý được bài toán, những trong trường hợp khác thì không chắc

Hãy cùng Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp đi khám phá những điều thú vị về dạng toán này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

Hướng dẫn cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 cạnh

– Thực chất khi chỉ biết độ dài hai cạnh của hình bình hành, sẽ rất khó để ta có thể tính được diện tích của nó bởi chưa đủ dữ kiện, cần phải thêm điều kiện nào đó chẳng hạn như độ dài đường cao, góc tạo bởi hai cạnh đó…

Xét Bài Toán 1 : Hình bình hành có hai cạnh lần lượt có độ dài là 7 cm và 5 cm, một trong những đường cao có độ dài là 4 cm. Tính diện tích hình bình hành đó.

Hướng dẫn giải:

– Trường hợp 1: Giả sử đường cao tương ứng với cạnh 5 cm:

=> Shbh = 5 x 4 = 20 (cm2)

– Trường hợp 2: Giả sử đường cao tương ứng với cạnh 7 cm:

=> Shbh = 7 x 4 = 28 (cm2)

dien tich hinh binh hanh khi biet 2 canh

Xét Bài Toán 2: Tính diện tích hình bình hành ABCD biết hai cạnh có độ dài là 12 cm và 15 cm, góc tạo bởi hai cạnh đó = 110 độ.

Hướng dẫn giải: Giả sử AB = 12 cm, AD = 15 cm, góc A = 110 độ

Theo bài ra, vì ABCD là hình bình hành nên theo tính chất ta có:

AD // BC => góc A + góc B = 180 độ (do hai góc trong cùng phía)

=> góc B = 180 – 110 = 70 độ

Vẽ AH vuông góc với cạnh BC, xét tam giác vuông ABH có:

AH = AB . sinB = 12 . sin70 = 11,2 (cm)

Lại có: AD = BC = 15 cm (do ABCD là hình bình hành)

=> SABCD = AH. BC = 11,2 x 15 = 168 (cm2)

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết khác !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Link trực tiếp bóng đá hôm nay full HD