Thơ thất ngôn bát cú là gì ? Khái niệm, nguồn gốc, luật thơ thất ngôn bát cú là gì ? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải mã thông tin !
Tham khảo thêm bài viết khác:
Thơ thất ngôn bát cú là gì ?
Tóm tắt nội dung
1. Khái niệm
Thể thơ thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ. Như vậy thì tổng số chữ trong một bài là 56. Chính những quy luật ấy đã làm nên những cái hay cái quy định của thể thơ.
– Ví dụ minh họa:
Bài thơ: Nhớ bạn phương trời – Tác giả: Trần Tế Xương
Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa, xa lắm, nhớ ta không ?
Sao đang vui vẻ ra buồn bã!
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng !
Lúc nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng
Khi riêng riêng cả đến tình chung
Tương tư lọ phải là mưa gió
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.
2. Nguồn gốc
Thể thơ thất ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng, kéo dài trong chế độ phong kiến. Thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.
Luật thơ thất ngôn bát cú đường luật
Cách sắp xếp các thanh bằng, trắc theo kiểu “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh” và xen kẽ nhau. Tức là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại (nếu câu đầu là 2 = bằng, 4 = trắc, 6 = bằng thì câu kế tiếp sẽ là 2 = trắc, 4 = bằng, 6 = trắc).
– Thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:
+) Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
+) Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ” Thơ thất ngôn bát cú là gì ? ”. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !