Công thức tính công suất trong môn Vật Lý lớp 8 đem đến cho bạn những kiến thức gì ? Hãy cùng chúng tôi tổng hợp những lý thuyết và công thức của chủ để này nhé
Theo dõi ngay bài viết nào !
Tham khảo bài viết khác:
Công suất là gì ?
Tóm tắt nội dung
Công suất là một đại lượng cho biết khối lượng công thực hiện được trong một khoảng thời gian bất kì. Một cách phát biểu khác thì công suất đặc trưng cho năng lượng biến đổi trong một khoảng thời gian t.
Công thức tính công suất lớp 8
– Công thức tính công suất như sau:
Trong đó:
- P là công suất (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W)).
- A là công thực hiện (N.m hoặc J).
- t là thời gian thực hiện công (s).
– Đơn vị chuẩn của công suất là Watt (W), ngoài ra các bạn còn gặp các tiền tố để đo các công suất nhỏ hay lớn hơn như mW, MW, KW.
1KW = 1000 W ; 1MW = 1 000 000 W
Lưu ý:
– Để so sánh việc thực hiện công nhanh hay chậm, ta không thể chỉ dùng độ lớn của công hay chỉ dùng thời gian thực hiện công.
– Mà để biết máy nào thực hiện công nhanh hơn (làm việc khỏe hơn) ta phải so sánh công thực hiện được trong một đơn vi thời gian gọi là công suất.
Công thức tính công suất cơ
– Đối với chuyển động đều, có thời gian Δt và khoảng cách Δs, vật chuyển động với vận tốc v và được tác dụng lực F thì công suất P được tính bằng công thức sau:
– Đối với chuyển động quay, có thời gian Δt và góc quay Δφ, vật chuyển động với vận tốc góc w và dưới tác dụng của mômen M thì công suất P được tính bằng công thức
Công thức tính công suất điện
– Công suất điện tức thời p(t) = u(t) . i(t) với u, i là những giá trị tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
– Nếu u và i không thay đổi theo thời gian (dòng điện không đổi) thì P = U . I
– Trong điện xoay chiều, có ba loại công suất:
- Công suất hiệu dụng P.
- Công suất hư kháng Q.
- Công suất biểu kiến S, với S = P + iQ ( i: đơn vị số ảo ) hay S^2 = P^2 + Q ^2
Ví dụ minh họa
Hy vọng với bài viết trên, các bạn sẽ hiểu hơn về cách tính công suất trong các bài tập môn Vật Lý nhé. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại ở bài viết khác