Đại từ là gì ? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những nội dung liên quan đến khái niệm, phân loại của đại từ trong chương trình ngữ văn mà chúng ta đang học tập
Hãy cùng chúng tôi khám phá xem có điều gì thú vị dưới bài viết này không nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Đại từ là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết dùng để xưng hô hoặc có tác dụng thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hoặc một cụm tình từ, động từ hay danh từ trong câu để không phải đa dạng hóa cách viết và tránh phải lặp lại từ ngữ với tần suất quá dày đặc.
– Vai trò của đại từ
+) Là chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cho một tính từ, động từ hay danh từ nào đó
+) Là thành phần chính trong câu
+) Nhằm mục đích thay thế các thành phần khác
+) Có chức năng trỏ
Phân loại đại từ trong ngữ văn 7
1. Đại từ để trỏ
– Khái niệm: Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:
– Gồm các loại chính là:
+) Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
+) Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
+) Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…
– Ví dụ minh họa: Cái váy này đẹp quá ! Cậu mua nó ở đâu vậy ?
2. Đại từ để hỏi
– Khái niệm: Để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng câu hỏi nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định.
– Gồm các loại chính là:
+) Đại từ để hỏi người, vật: Gồm các từ như ai, gì, đâu, sao…
+) Đại từ để hỏi số lượng: Như Bao nhiêu, bấy nhiêu…
– Ví dụ minh họa: Có bao nhiêu sinh viên tham gia chương trình văn nghệ ?
Cám ơn bạn đã theo dõi nội dung bài viết này của chúng tôi ? Hy vọng với kiến thức này bạn sẽ nắm bắt được đại từ là gì nhé !