Phó Từ Là Gì ? Cho Ví Dụ Và Đặt Câu ? Phân Loại ? Ngữ Văn Lớp 6

Phó Từ Là Gì ? Với chủ để ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn nội dung về định nghĩa phó từ, phân loại phó từ, cách nhận biết phó từ cũng như là một số lưu ý trong bài viết này

Hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay nhé !

Tham khảo bài viết khác:

    Phó Từ Là Gì ?

– Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Nó có thể đứng trước hay đứng sau tính từ, động từ.

– Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ như: đã, từng, đang, chưa…

– Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: rất, lắm, hơi, khá…

Ví dụ minh họa:

+) Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước ánh mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

==> Để xác định được chính xác phó từ, trước tiên ta phải tìm được các động từ, tính từ trong đoạn văn trên.

Các động từ là” xâu, xuyên qua”. Nên phó từ cần tìm là từ” đã”.

Pho tu la gi

Lưu ý: 

– Phó từ là một loại hư từ nên không có chức năng gọi tên các sự vật, hành động, tính chất. Còn danh từ, động từ, tính từ có chức năng gọi tên các sự vật, hành động và tính chất nên được gọi là thực từ.

– Phó từ chỉ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ nhưng không thể đi kèm với danh từ.

          Phân loại Phó Từ

      1. Phó từ đứng trước tính từ và động từ

==> Dùng để giải thích rõ trạng thái, đặc điểm, hành động… của động từ hoặc tính từ mà nó đi kèm.

+) Phó từ chỉ quan hệ thời gian. Ví dụ như: đã, từng, sắp, sẽ…

+) Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, khá, hơi…

+) Phó từ chỉ sự tiếp diễn. Ví dụ như: cũng, vẫn, thường…

+) Phó từ chỉ sự phủ định. Ví dụ như: chưa, chẳng, không…

+) Phó từ cầu khiến. Ví dụ như: đừng, thôi, hãy, chớ…

      2. Phó từ đứng sau tính từ và động từ

==> Dùng để bổ sung thêm các nét nghĩa mới cho động từ, tính từ mà nó đi kèm.

+) Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, rất, lắm…

+) Phó từ chỉ khả năng. Ví dụ như: được, có lẽ, có thể…

+) Phó từ chỉ kết quả. Ví dụ: mất, đi, ra…

pho tu

      Phân biệt phó từ và trợ từ

    1. Dựa trên ngữ pháp

+) Phó từ thường đứng trước hoặc đứng sau từ chính, hay còn gọi là từ trung tâm

+) Trợ từ có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu, vì không có ảnh hưởng và mối quan hệ trực tiếp với từ chính nên trợ từ có thể bị lược bỏ mà câu vẫn đảm bảo kết cấu ngữ pháp

      2. Dựa trên ngữ nghĩa

+) Phó từ giúp bổ sung và làm rõ nghĩa của từ trung tâm về mặt mức độ, thời gian, tần suất…

+) Trợ từ đem đến cho câu sắc thái nghĩa mới và cho phép người nói/người viết thể hiện tâm tư tình cảm của mình hiệu quả hơn

Cám ơn bạn đã theo dõi những thông tin liên quan đến phó từ là gì trong bài viết của chúng tôi.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply