Các hiện tượng của chất lỏng trên bề mặt và mao dẫn – Lý thuyết, bài tập

Các hiện tượng của chất lỏng có những nội dung hữu ích nào ? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về những nội dung lý thuyết xung quanh chủ đề này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

      1. Lực căng bề mặt

– Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó.

f = σl

– Trong đó:

+) σ là hệ số căng bề mặt, đơn vị N/m.( Giá trị của σ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng σ giảm khi nhiệt độ tăng )

+) l là chiều dài đường giới hạn mặt ngoài (m).

hien tuong cua chat long

       2. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt

– Hiện tượng dính ướt và không dính ướt xảy ra khi chất lỏng tiếp xúc với vật rắn.

+) Hiện tượng dính ướt: bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa có dạng khum lõm.

+)  Hiện tượng không dính ướt: bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa có dạng khum lồi

– Ứng dụng: làm giàu quặng theo phương pháp ‘tuyển nổi”.

cac hien tuong cua chat long

      3. Hiện tượng mao dẫn

– Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống.

– Các ống trong đó xảy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn.

– Ứng dụng: rễ cây, thân cây, giấy thấm, bấc đèn … có khả năng hút một số chất lỏng lên cao nhờ có hệ thống các ống mao dẫn.

Cám ơn bạn đã theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply