Thành phần biệt lập phụ chú là gì ? Ví dụ ? Tác dụng, Dấu hiệu nhận biết ?

Thành phần biệt lập phụ chú là gì ? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những nội dung xoay quanh chủ đề này dưới bài viết này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

        Thành phần biệt lập phụ chú là gì ?

    1. Khái niệm

– Thành phần biệt lập phụ chú là thành phần biệt lập đã được thêm vào trong câu để bổ sung cho một nét nội dung nào đó của toàn bộ câu nói.

– Khác với thành phần gọi đáp thường đứng ở phần đầu câu thì thành phần phụ chú thường sẽ đứng giữa hoặc là cuối câu.

– Ví dụ minh họa:

” Cô bé nhà bên ( có ai ngờ đâu )

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn( Thương thương quá đi thôi ) ”

==> Trong ví dụ trên thì thành phần phụ chú đặt ở cuối câu và nằm trong dấu ngoặc đơn.

     2. Tác dụng

– Tác dụng của nó thường là để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của 1 câu.

– Nó thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc cũng có thể là giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy. Đôi khi thành phần phụ chú còn được đặt sau cả dấu hai chấm.

thanh phan biet lap phu chu

      Dấu hiệu nhận biết của thành phần phụ chú trong câu là gì ?

– Khi dù thành phần phụ chú, nó thường được đặt giữa các dấu câu:

+) Hai dấu gạch ngang

+) Hai dấu phẩy

+) Hai dấu ngoặc đơn

+) Một dấu gạch ngang với một dấu phẩy

+) Đôi khi được đặt sau dấu hai chấm

==> Đây cũng là những đặc điểm của thành phần phục chú

– Bài tập thực hành: Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau, Hãy cho biết nếu không có các thành phần này nghĩa của câu có thay đổi hay không ?

a) Tim tôi đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. ( Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê )

b) – Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá ! ( Làng – Kim Lân )

c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

– Hướng dẫn trả lời:

a) Thành phần tình thái: dường như thể hiện cách nhìn nhận về sự việc ở mức độ tin cậy thấp.

b) Thành phần gọi – đáp: thưa ông

Thành phần cảm thán: vất vả quá!

c) Thành phần phụ chú: tôi nghĩ vậy.

Các thành phần biệt lập trên nếu không có trong câu cũng không làm thay đổi nghĩa của câu.

Bài viết ” Thành phần biệt lập phụ chú là gì ” của chúng tôi đến đây là kết thúc, hy vọng bài viết sẽ chia sẻ đến bạn những giá trị nội dung hữu ích nhất !

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply