Thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì ? Luật thơ tứ tuyệt đường luật là gì ? Phân loại, đặc điểm và các nội dung liên quan sẽ được chúng tôi liệt kê dưới bài viết này !
Tham khảo bài viết khác:
Thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Khái niệm
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ XII vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.
– Phân loại:
Thơ thất ngôn tứ tuyệt sẽ bao gồm 2 loại.
+) Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Gồm có quy luật nghiêm khắc về “Luật – Niêm – Vần” (theo bằng – trắc) và bố cục rõ ràng.
+) Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong: Thể thơ này không có quy luật rõ ràng, có thể sử dụng một vần (độc vận) hoặc nhiều vần (liên vận) đảm bảo thích ứng với quy luật âm thanh và nhịp bằng – trắc xen nhau cho dễ đọc.
Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt
– Thơ thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong thường sẽ không theo quy luật rõ ràng, nó có thể dùng một vần – độc vận hay nhiều vần – liên vận. Tuy nhiên vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
– Thất ngôn tứ tuyệt quy định tính theo hàng ngang. Có nghĩa là tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng, nó sẽ quy định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài sẽ là luật B.
– Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt:
- Niêm: Niêm sẽ được tính theo hàng dọc, các câu phải niêm với nhau (giống nhau).
- Vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
- Bốn câu trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo thứ tự là các câu khai, thừa, chuyển và hợp.
Đặc điểm và bố cục của thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
1. Đặc điểm của thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
+) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật sẽ có nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa.
+) Âm điệu của bài thơ phải làm theo chính luật.
+) Về vần điệu, nên gieo vần ở cuối của các câu 1-2-4-6-8 xen kẽ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để âm điệu bài thơ được du dương trầm bổng.
+) Thơ thất ngôn tứ tuyệt có thể được gieo vần thông vận hoặc theo luật bất tận
2. Bố cục cơ bản của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
Thông thường, một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt sẽ bao gồm 4 phần là khai, thừa, chuyển, hợp:
+) Câu 1: Câu khai mở ra ý bài thơ.
+) Câu 2: Câu thừa để mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý đã mở ra ở câu khai.
+) Câu 3: Câu chuyển để chuyển ý, có vai trò quan trọng trong bộc lộ ý thơ.
+) Câu 4: Câu hợp có quan hệ chặt chẽ với câu chuyển, cùng nhau tạo thành 1 cặp thể hiện rõ ý câu chuyển và thâu tóm toàn bộ ý tứ bài thơ.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ” Thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì ? ” của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp cho mình những thắc mắc nhé !