Thợ văn xuôi là gì ? Cho ví dụ ? Cách nhận biết ? Văn học lớp 9, lớp 11

Thợ văn xuôi là gì ? Ví dụ minh họa ? Cách nhận biết thơ văn xuôi – thơ – văn xuôi ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo những thông tin thú vị, hữu ích chúng tôi chia sẻ đến bạn nhé !

Tham khảo bài viết khác:

Thợ văn xuôi là gì ?

Thơ văn xuôi là một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi. Thơ văn xuôi khác thơ tự do ở chỗ không phân dòng, không dùng hình thức dòng thơ ( cũng gọi là “câu thơ” ) làm đơn vị nhịp điệu, không có vần.

Chất thơ của thơ văn xuôi được tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khơi gợi, bất ngờ, chất triết lý thâm thúy, thơ mộng.

– Ví dụ minh họa:

Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ là nhờ có mặt trời. Thế thì củ cải đỏ lớn lên trong lòng đất vì sao mà nó đỏ ?

Mẹ ơi, mẹ bảo gà trống gáy trời sáng, thế sao gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng ?

Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì không bao giờ nói sai. Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ nói sai, vì sau này con cũng sẽ làm mẹ.

Thơ văn xuôi có thể có hình thức đối thoại như Hoàng tử nhỏ của Ăng-toan Xanh Ếch-duy-pê-ri, Khách qua đường của Lỗ Tấn,… I. Tuốc-ghê-nhép   ( Nga ) và R. Ta-go-rơ ( Ấn Độ ) là bậc thầy về thơ văn xuôi.

tho van xuoi la gi

  Cách nhận biết giữa THƠ – THƠ VĂN XUÔI – VĂN XUÔI ?

– Thơ văn xuôi là phần giao nhau của hai vòng tròn Thơ và Văn xuôi. Nếu vượt ra khỏi vùng giao nhau thì sẽ thành Thơ có vần hoặc trở thành Văn xuôi.

–  Xếp theo thứ tự dễ thuộc nhất ta sẽ thấy đó là thơ Bút Tre ép vần, sau đó đến lục bát, song thất lục bát, thơ tứ tuyệt, thơ 8 chữ, kiểu thơ Đường. Thơ văn xuôi rất khó thuộc vì nó không có vần như thơ truyền thống

==> Thường độc giả của thơ văn xuôi sẽ là những người ít nhất phải học xong phổ thông trung học và có năng khiếu về văn chương và am hiểu ngữ pháp tiếng Việt.

– Độc giả có tâm lý thích những bài thơ văn xuôi ngắn hơn là thơ văn xuôi dài. Nếu bài thơ văn xuôi đó dài, người đọc sẽ có cảm giác như mình đang đọc văn xuôi ( Trừ ngoại lệ như bài “ Chơi giữa mùa trăng ” của Hàn Mặc Tử )

– Tại sao thơ văn xuôi cứ mặc nhiên tồn tại

+) Trong thời đại được giao lưu văn hóa các nước mạnh mẽ, thơ văn xuôi của chúng ta của chúng ta đã tiếp cận được những độc giả nước ngoài. Đặc biệt ở nước ngoài họ rất dễ chấp nhận thể thơ văn xuôi.

Thế hệ hiện tại đọc những bài thơ văn xuôi như ” Đất thơm ” của Nguyễn Xuân Sanh năm 1940 – 1941 vẫn thấy hay, tức là thế hệ hiện tại vẫn đón nhận và chấp nhận

+) Thơ văn xuôi cũng ngắn.

Khuya đường về

Mỗi khóm nhà, một chùm đời thơm ngát.

Bước đặt lên bước xưa, tư tưởng đè lên tư tưởng cũ.

Ngày hái quả trong gió ngọt nỉ non chưa?

                              – Nguyễn Xuân Sanh

– Triển vọng của thơ văn xuôi:

Thơ văn xuôi công chúng ít, ít người thuộc, nhà thơ thành danh chỉ thơ văn xuôi rất ít. Tuy nhiên nó sẽ phù hợp với nhu cầu công chúng thời công nghiệp hóa, nhịp sống mạnh mẽ khẩn trương.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích !!!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply