Nồng độ dung dịch là nội dung kiến thức cơ bản nhưng rất quan trong đối với học sinh khi tiếp thu những kiến thức từ môn Hóa. Đây sẽ là công thức gắn liền suốt quá trình chúng ta học môn Hóa
Vì thế, trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lại cũng như ghi nhớ một số lưu ý nhé !
Tham khảo thêm bài viết khác:
Nồng độ dung dịch là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Dung dịch gồm chất tan và dung môi.
– Nồng độ dung dịch là đại lượng cho biết lượng chất tan có trong một lượng dung dịch nhất định.
– Nồng độ có thể tăng bằng cách thêm chất tan vào dung dịch, hoặc giảm lượng dung môi.
– Ngược lại, nồng độ có thể giảm bằng cách tăng thêm dung môi hay giảm chất tan.
==> Khi dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan thì ta gọi đó là dung dịch bão hòa, khi ấy dung dịch có nồng độ cao nhất (Gọi là điểm bão hòa, điểm bão hoà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, bản chất hoá học của dung môi và chất tan.).
– Ví dụ như điểm bão hòa của muối NaCl tại áp suất 1atm ở 20 độ C là 35,9g/100ml , còn ở 60 độ C là 37,1g/100ml
Công thức tính nồng độ dung dịch
1. Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch ( C%)
– Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
– Công thức tính:
– Trong đó:
- C%: nồng độ phần trăm của dung dịch (%)
- mct: khối lượng chất tan (gam)
- mdd: khối lượng dung dịch (gam) = mdung môi + mchất tan
===>>Từ công thức tính nồng độ phần trăm, ta suy ra các công thức sau:
– Công thức tính khối lượng dung dịch:
– Công thức tính khối lượng chất tan:
2. Công thức tính nồng độ Mol ( CM)
– Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
– Công thức tính:
– Trong đó:
- CM: là nồng độ mol (mol/lit)
- n: là số mol chất tan (mol)
- Vdd: là thể tích dung dịch (lit)
===>>> Các công thức được suy ra từ công thức tính nồng độ mol của dung dịch:
+ Công thức tính số mol chất tan:
n = CM . V
+ Công thức tính thể tích dung dịch:
Bài tập minh họa kèm hướng dẫn giải
Bài tập minh họa 1: Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl2 5%.
A. Hòa tan 190g BaCl2 trong 10g nước.
B. Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.
C. Hoàn tan 100g BaCl2 trong 100g nước.
D. Hòa tan 200g BaCl2 trong 10g nước.
E. Hòa tan 10g BaCl2 trong 200g nước.
Hướng dẫn giải :
Bài tập minh họa 2 : Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3. Kết quả là:
A: 0,233M.
B: 23,3M.
C: 2,33M.
D: 233M.
Hướng dẫn giải
Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết ” nồng độ dung dịch là gì ? ” của chúng tôi, hẹn gặp lại ở những bài viết khác !