Trạng Ngữ là gì ? Cho ví dụ ? Có mấy loại trạng ngữ ? Tác dụng ? Ngữ Văn lớp 6

Trạng Ngữ là gì ? Cùng chúng tôi lần lượt trả lời cho các câu hỏi có mấy loại trạng ngữ ? Tác dụng ? Dấu hiệu nhận biết như thế nào trong bài viết dưới đây nhé !

Tham khảo bài viết khác:

Khái niệm Trạng Ngữ là gì ?

– Khái niệm:

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,… của sự việc nêu trong câu.

–  Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ :

+) Hình thức: Trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy

+) Ý nghĩa: Trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích

+) Số lượng: một câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ

+) Ví trí: Trạng ngữ có thể đứng đầu, đứng giữa, đứng cuối

– Ví dụ minh họa: Mùa thu, trên các con phố, hoa sữa thơm ngào ngạt.

+) Trong đó: Mùa thu là Trạng ngữ 1

+) Trên các con phố là Trạng ngữ 2

trang ngu la gi

Có mấy loại trạng ngữ ? Phân loại trạng ngữ ?

   1.  Trạng ngữ chỉ nơi chốn

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu xác định nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?

– Ví dụ minh họa: Trên cây, mấy chú chim /đang bắt sâu ==> Trạng ngữ là “Trên cây”

   2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu xác định nguyên nhân của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ? Nhờ đâu ? Tại sao ?

– Ví dụ minh họa:

+) Vì mưa, nhà em/ không phơi được quần áo ==> Trạng ngữ là “Vì mưa”

+) Nhờ chăm học, Tuấn /đạt học sinh xuất sắc ==> Trạng ngữ là “Nhờ chăm học”

   3. Trạng ngữ chỉ thời gian

– Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …

– Ví dụ minh họa:

+) Mùa xuân, chúng em /trồng cây ==> Trạng ngữ là “Mùa xuân”

+) Cuối năm học, chúng em/ tổ chức liên hoan ==> Trạng ngữ là “Cuối năm học”

    4. Trạng ngữ chỉ mục đích

– Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu xác định mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? …

– Ví dụ minh họa: Để đạt học sinh xuất sắc, Bạn Hà/ cố gắng học tập ==>Trạng ngữ là “Để đạt học sinh xuất sắc”

– Ví dụ minh họa:

    5. Trạng ngữ chỉ phương tiện

– Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu xác định phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?

– Ví dụ minh họa: Bằng một giọng chân tình, cô giáo/ khuyên chúng em cố gắng học tập ==> Trạng ngữ là “Bằng một giọng chân tình”.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply