Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh, Gia Tiên, Thổ Công – Quy Trình Bốc Bát Hương Đúng Cách

Khi chuyển về nhà bạn ai cũng làm lễ mát nhà đồng thời bốc bát hương gia tiên, thần linh, thổ công mới. Tuy nhiên, nhiều người không biết quy trình bốc bát hương như thế nào để không bị mất lộc, văn khấn bát hương như thế nào? Hoặc cách tẩy uế bát nhang ra sao, cốt bát hương gồm những gì? Đặc biệt, ai là người bốc bát hương? Tất cả mọi câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây

Ý nghĩa của văn khấn bốc bát hương

Bát hương là vật vô cùng thiêng liêng nhất trên bàn thờ thần linh, ông bà, cha mẹ, gia tiên bởi đây là nơi linh hồn tổ tiên và thần linh trú ngụ. Chính vì vậy mà trước khi bốc bát hương thì gia chủ phải sử dụng văn khấn thật cẩn thận để xin phép các bậc tâm linh mới được phép thay bát mới. Nếu không thì có thể mạo phạm thần linh, tổ tiên, mang đến điều xui rủi cho gia đình.

Ai là người bốc bát hương?

Nếu bạn là người duy tâm và có tính cẩn thận thì nên nhờ sư thầy, thầy pháp hoặc những người tu tại gia thực hiện nghi lễ bốc bát hương để được linh nghiệm và cẩn trọng nhất có thể. Ngoài ra, gia chủ cũng hoàn toàn có thể chọn tự bốc bát hương hoặc những người cao tuổi có gia cảnh yên ấm, hạnh phúc, hiền lành tốt bụng, làm ăn khấm khá thường cũng sẽ được chọn là người bốc bát hương.

Tẩy uế, thanh tẩy cho bát nhang như thế nào?

Bạn giã nhỏ gừng, cho rượu trắng vào hoặc rượu trắng có ngâm ngũ vị hương nước này cũng là nước dùng để thanh tẩy bát hương. Sau đó, bạn dùng khăn sạch nhúng vào nước đã được chuẩn bị để lau qua bát hương, sau đó sử dụng khăn sạch khô để lau lại bát hương cho khô.

Lưu ý: Tuyệt đối tránh rửa bát hương bằng nước lã vì nước mang tính hàn, ảnh hưởng đến vượng khí của bát hương mới.

van-khan-boc-bat-huong

Cốt bát hương gồm những gì?

Đối với phần cốt bát hương các bạn nên chuẩn bị tro được đốt bằng rơm nếp bởi vì rơm nếp là vật tốt, lành tính, mang theo lòng thành của con cháu đối với các vị tiên tổ. Bên cạnh đó, có thể cho thêm một trong các thất bảo của nhà Phật, ưu tiên đá quý, các loại ngọc như hổ phách, thạch anh, lưu ly… vì những vật phẩm này có trường khí cao và đem lại may mắn, tài lộc

Lưu ý: Không nên cho giấy trang kim, các loại hạt nhựa… bán sẵn ở các hàng mã. Tránh cho bùa chú, linh phù của đạo giáo, mật tông… vào bát hương, gây từ trường khí âm không tốt.

Lễ vật, mâm cúng bốc bát hương

Lễ vật, mâm cúng bốc bát hương sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình cũng như tập tục của từng vùng miền, tuy nhiên cơ bản sẽ có:

  • 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt
  • 1 đĩa hoa quả theo mùa
  • 2 lọ hoa hai bên
  • 1 ấm trà cùng 5 chén nhỏ
  • 3 chén nhỏ và 1 tách nước sôi để nguội
  • Vàng mã (vàng 1 đinh, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, mũ, hia, ngựa, kiếm trắng, vàng tiền 5 lễ).

Văn khấn bốc bát hương thần linh, thổ công thổ địa, gia tiên

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày … tháng … Năm … âm lịch. Tín chủ con là… trú tại địa chỉ…

Con làm lễ đọc văn khấn thay bát hương cũ, mục đích con xin cầu gia đạo bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ đọc bài khấn xin dời bát hương để bỏ bát hương cũ thay bát hương mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho tín chủ chúng.

van-khan-boc-bat-huong-1

Tham khảo thêm: Văn Khấn Bỏ Bát Hương Cũ – Cách Bỏ Bát Hương Cũ Đúng Cách

Bài văn khấn bốc bát hương bàn thờ thần linh, thổ công thổ địa

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. Tên con là … (Tín chủ của … địa chỉ …).

Con làm lễ bốc bát hương mới cho bàn thờ ông Thần Tài (Thổ Công), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy Ông Thần Tài (Thổ Công), hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới, kính xin Chư Vị phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.

Quy trình bốc bát hương gia tiên, thần linh, thổ công đúng cách

  • Bước 1: Bạn bốc lần lượt từng nắm và đếm theo số lần lượt là “sinh, lão, bệnh, tử”. Khi đến số “sinh” thì dừng lại khi gần đầy bát hương.
  • Bước 2: Sau khi bốc xong các bát thì nên để riêng từng vị trí để tránh bị nhầm lẫn.
  • Bước 3: Tiếp đến, đặt bát hương lên bàn thờ. Đặt sao cho khi nhìn từ phía ngoài vào thì bát hương thờ thần linh ở giữa, bát thờ bà cô ông mãnh ở phía tay trái, bát thờ gia tiên bên tay phải.
  • Bước 4: Cuối cùng đó là khấn lễ. Bày lễ vật lên sau đó bắt đầu bày hoa tươi, quả tươi và nước sạch lên ban thờ. Lúc mới đầu, thắp mỗi bát hương 3 nén nhang, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ.

Lưu ý khi bố bát hương gia tiên, thổ công, thần linh

Trong quá trình thực hiện nghi lễ bốc bát hương, gia chủ cần tuân theo nguyên tắc truyền thống, để giữ sự tôn nghiêm và linh thiêng của nghi lễ:

  • Không được tự ý di chuyển bát hương mà phải tuân theo quy định, xin phép tổ tiên bằng cách đọc văn khấn bốc bát hương thần linh thổ địa thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên.
  • Phía sau bát hương là phần thờ cúng vì vậy chỉ nên để ảnh gia tiên.
  • Các đồ thờ cúng thường đặt ở phía trước hoặc bên cạnh bát hương, tuỳ thuộc vào truyền thống của gia đình hay nơi thờ cúng giúp tạo không gian phù hợp tôn nghiêm.

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi có thể giúp các bạn biết các mẫu bài văn khấn bốc bát hương cũng như quy trình bốc bát hương đúng cách mang lại may mắn mà không phạm tâm linh.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply