Bảng đơn vị đo khối lượng cũng tương tư như bảng đơn vị đo độ dài. Đây đều là những kiến thức cơ bản nhưng quan trọng đòi hỏi các bạn học sinh ngay từ cấp 1 phải ghi nhớ
Hãy cùng chúng tôi ghi nhớ và tìm hiểu lại bảng đơn vị đo của khối lượng để nhớ lại những kiến thức nhé !
Tham khảo thêm bài viết khác:
Định nghĩa đơn vị đo khối lượng là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Khối lượng là lượng chất của một vật khi ta cân được. Để đo được khối lượng của một vật chúng ta sử dụng cân để đo.
==> Đơn vị đo khối lượng là đơn vị dùng để xác định một vật cụ thể. Tùy theo kích thước của từng vật mà ta có thể sử dụng các đơn vị đo khối lượng tương ứng.
Bảng đơn vị đo khối lượng
Cách đổi giữa các đơn vị khối lượng với nhau
Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước. Khi đổi từ đơn vị đo lớn hơn sang đơn vị đo bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10:
Ví dụ: 1 kg = 10 hg = 100 dag = 1000g.
Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10.
Ví dụ: 10 dag = 1hg.
Khi đổi đổi 5 ki-lô-gam (kg) ra gam (g) thì ta làm như sau :
5 x 1000 = 5000 g
Trong đó: 1000 là thừa số (không có đơn vị đằng sau).
Một số bài tập áp dụng quy đổi đơn vị đo khối lượng
Bài tập 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng sau
- 17 yến = … kg
- 12 tấn = … tạ
- 5 tạ = … yến
- 6 hg = … dag
- 8 kg = … g
- 12 yến = … hg
- 21 tấn = … kg
- 3 yến 1kg = … dag
- 4 tấn 8 yến = … kg
Bài tập 2: Thực hiện các phép tính toán với đơn vị đo khối lượng
5 kg + 4 kg = ? kg
11 kg + 56 g =? g
2 kg x 13 = ? kg
100 g : 5 = ? g
2 tạ 4 yến + 10 kg = ? kg
5kg – 2200 g = ? g
Bài viết đến đây là kết thúc, cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích nhất nhé !