Bảng đơn vị đo độ dài dành cho các bạn học sinh cấp 1 ghi nhớ để hoàn thành được những bài toán quy đổi phần đơn vị đo đô dài. Đây là kiến thức bắt buộc bạn cần nắm rõ để hoàn thành được bài tập của mình
Hãy cùng xem chúng tôi giúp bạn làm sao xử lý được các vấn đề của mình nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Định nghĩa đơn vị đo độ dài là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Đơn vị: là đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều lĩnh vực: toán, vật lí, hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống.
– Độ dài: là khoảng cách giữa hai điểm, tính từ điểm này sang điểm khác.
===> Đơn vị đo độ dài: là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, thông qua đó so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau.
Bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ, chi tiết
Hướng dẫn cách đọc bảng đơn vị đo độ dài
- Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét (km).
- Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).
- Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam)
- Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).
- Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).
- Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm)
- Đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm)
Bài tập áp dụng quy đổi đơn vị đo độ dài
- 1 km = … m
- 12 km = … m
- 10 hm = … m
- 1 dam = … m
- 1000 m = … km
- 100 dm = … m
- 100 cm = … m
- 100 m = … hm
- 10 mm = … cm
- 3 m = … cm
Đáp án
Áp dụng bảng đơn vị đo độ dài ta có đáp án của bài tập trên như sau:
1 km = 1000 m
12 km = 12000 m
10 hm = 10 hm x 100 = 1000 m
1 dam = 10 m
1000 m = 1 km
100 dm = 10 m
100 cm = 1 m
100 m = 1 hm
10 mm = 10 cm
3 m = 3 x 100 = 300 cm.
Cám ơn bạn đã theo dõi những thông tin trên của chúng tôi, hy vọng với những nội dung này bạn sẽ giải quyết được vấn đề của mình nhanh chóng nhất nhé !