Hiện tượng quang điện ngoài là gì ? Qua thí nghiệm bạn sẽ nắm bắt được những đặc điểm và định luật nào trong chủ để này. Cùng theo dõi ngay những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Hiện tượng quang điện ngoài là gì ?
Tóm tắt nội dung
– Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào bề mặt kim loại, ánh sáng sẽ làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.
– Qua thí nghiệm Hertz về hiện tượng quang điện ta có thể kết luận
- Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài).
- Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra với một số bức xạ đơn sắc nào đó.
Các định luật quang điện
1. Định luật quang điện thứ nhất về giới hạn quang điện
– Mỗi kim loại được đặc trưng bởi một bước sóng λo gọi là giới hạn quang điện. HTQĐ chỉ xảy ra khi bước sóng kích thích nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn quang điện ( λ ≤ λo )
– Kim loại kiềm (Na, K,…) và Kiềm thổ (Ca,..) có giới hạn quang điện trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Các kim loại khác (Cu, Ag, Zn, Al,…) có giới hạn quang điện trong vùng ánh sáng tử ngoại.
2. Định luật quang điện thứ hai (định luật về cường độ dòng điện bão hoà)
– Đối với mỗi ánh sáng thích hợp ( có λ ≤ λo ), cường độ dòng điện bão hoà tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích.
3. Định luật quang điện thứ ba (định luật về động năng cực đại của quang electron)
– Động năng ban đầu cực đại của quang electron không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi !