Phép nhân và phép chia hai phân số được tính theo quy tắc nào ? Hãy cùng chúng tôi làm rõ cách tính phép nhân của hai phân số và phép chia của hai phân số dưới bài viết này nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Phép nhân hai phân số
Tóm tắt nội dung
1. Quy tắc nhân
– Quy tắc: Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
– Ví dụ minh họa:
Lưu ý:
+) Sau khi làm phép nhân hai phân số, nếu thu được phân số chưa tối giản thì ta phải rút gọn thành phân số tối giản.
+) Khi nhân hai phân số, sau bước lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số. Nếu tử số và mẫu số cùng chia hết cho một số nào đó thì ta rút gọn luôn, không nên nhân lên sau đó lại rút gọn.
==> Ví dụ:
2. Các tính chất của phép nhân phân số
+) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.
+) Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của hai phân số còn lại.
+) Tính chất phân phối: Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân lần lượt từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả đó lại với nhau.
+) Nhân với số 1: Phân số nào nhân với 1 cũng bằng chính phân số đó.
Lưu ý: Những tính chất của phép nhân phân số thường được áp dụng trong các bài tính nhanh.
Phép chia hai phân số
1. Phân số đảo ngược
==> Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.
– Ví dụ minh họa: Phân số đảo ngược của phân số 2/3 là 3/2
2. Phép chia hai phân số
– Quy tắc: Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
– Ví dụ minh họa:
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ” Phép nhân và phép chia hai phân số ” cùng chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết chia sẻ nội dung khác trên trang web của chúng tôi !