Triolein là gì ? Công thức hóa học của Triolein là ? Triolein có những tính chất vật lý và hóa học nào bạn cần nắm bắt ? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé !!!
Tham khảo thêm bài viết khác:
Triolein là gì ?
Tóm tắt nội dung
Triolein là chất béo trung tính được tạo thành bằng cách este hóa ba nhóm hydroxyl của glycerol với axit oleic. Triolein là một trong hai thành phần của dầu Lorenzo.
Triolein có nguồn gốc từ axit oleic. Triolein có dạng chất lỏng nhớt màu vàng nhạt trong suốt. Nó có vai trò như một chất chuyển hóa thực vật và một chất chuyển hóa Caenorhabditis elegans.
– Một số đặc điểm tính chất vật lý của Triolein:
- Triolein không mùi, không vị.
- Không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch như cloroform, ete, cacbon tetraclorua và ít tan trong rượu.
- Điểm nóng chảy: -4°C
- Điểm sôi: 237 °C
- Mật độ: 0,915 ở 15 °C
- Chỉ số khúc xạ: 1.4676 ở 20 °C
Triolein có công thức là gì ?
– Công thức cấu tạo của Triolein là (C17H33COO)3C3H5.
– Công thức hóa học của Triolein là C57H104O6
Tính chất hóa học của triolein
Vì triolein là một chất béo nên có những tính chất hóa học đặc trưng của este như phản ứng phân hủy, phản ứng xà phòng hóa, phản ứng cộng hidro, cụ thể là:
1. Phản ứng thủy phân ( Triolein + H20 )
– Triolein nếu bị đun nóng và có thêm chất xúc tác là dung dịch axit H2SO4 thì sẽ bị thủy phân thành 2 hợp chất là Glyxin và Axit Oleic
– Ví dụ phản ứng phân hủy của triolein
C57H104O6 + 3H2O → C3H8O3 + 3C18H34O2
2. Phản ứng xà phòng hóa
Nếu cho dung dịch Triolein vào một bát sứ đựng dung dịch NaOH, sau đó đun sôi nhẹ dung dịch trong khoảng 30 phút và khuấy đều. Để nguội hỗn hợp sau đó sẽ thu được một dung dịch đồng nhất.
Rót thêm một ít dung dịch khoảng 10 – 15ml NaCl vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ nguyên hỗn hợp, khi ta quan sát sẽ thấy một một lớp chất rắn nhẹ nổi trên bề mặt, sẽ thu được muối Natri của Axit béo đó.
==> Vì loại muối Natri của Axit béo này được dùng để làm xà phòng nên phản ứng này được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
==> Ví dụ phản ứng xà phòng hóa của Triolein
C57H104O6 + 3NaOH → C3H8O3 + 3C17H33CO2Na
C57H104O6 + 3KOH → C3H5(OH)3 + 3C18H33KO2
3. Phản ứng cộng hidro của chất béo ( Triolein + H2 )
– Khi đun nóng chất béo lỏng Triolein trong nồi kín rồi sục dòng khí hidro vào, sau đó để nguội sẽ thu được một khối chất rắn là tristearin.
Ví dụ phản ứng của triolein với khí hidro
C57H104O6 + 3H2 → C57H110O6
Phản ứng cộng hidro của triolein được dùng trong công nghiệp để chuyển hóa chất béo lỏng như dầu thành mỡ rắn thuận tiện trong việc vận chuyển hoặc sản xuất xà phòng hay bơ động vật.
– Ngoài ra triolein còn có thể phản ứng cộng với dung dịch Brom: ( Triolein + Br2 )
C57H104O6 + 3Br2 → C57H104O6Br6
4. Triolein + KOH
(C17H33COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H33COOK + C3H5(OH)3
5. Những phản ứng hóa học khác của Triolein
Triolein có thể tác dụng với khí O2, vì đa số các hợp chất hữu cơ khi bị đốt cháy trong oxi đều tạo thành khí CO2 và dung dịch nước.
C57H104O6 + 80O2 → 57CO2 + 52H2O
Triolein tác dụng với Methanol để tạo thành 2 hợp chất là Lactobacillus Acid và Glycerin
C57H104O6 + 3CH3OH → 3C19H36O2 + C3H8O3.
6. Triolein không tác dụng với chất gì ?
Vì triolein là hợp chất hữu cơ có chứa liên kết đôi và không chứa nhóm OH nên sẽ không tác dụng được với các chất như Cu(OH)2 ở điều kiện nhiệt độ thường.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết chia sẻ nội dung tiếp theo trên trang web của chúng tôi nhé !!!