Bảng tính tan trong nước của các Axit – Bazơ – Muối trong chương trình Hóa Học các Lớp 8 đến lớp 12 đòi hỏi học sinh cần nắm bắt và ghi nhớ ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé !
Tham khảo thêm bài viết khác:
Bảng tính tan trong nước của các Axit – Bazơ – Muối
Tóm tắt nội dung
Bảng tính tan cho ta biết, tính tan các chất trong nước: chất nào tan được trong nước, chất nào không tan trong nước, chất nào ít tan trong nước, chất nào dễ phân hủy, bay hơi …Từ đó ta có thể làm các bài nhận biết và các bài toán có kiến thức liên quan.
Ví dụ: Nhận biết dung dịch muối sắt (III) bằng dung dịch NaOH tạo thành kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
Mẹo học thuộc nhanh bảng tính tan lớp 8, lớp 9, lớp 11
– Bảng tính tan của Axit: Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic.
– Bảng tính tan của Bazo: phần lớn các bazo không tan trong nước, trừ một số như: KOH, NaOH,..
– Bảng tính tan của Muối:
- Những muối natri, kali đều tan.
- Những muối nitrat đều tan.
- Phần lớn các muối clorua, sunfat tan được. Nhưng phần lớn các muối cacbonat không tan.
1. Học nhanh bảng Tính tan trong nước của các muối
– Các muối axit sau đều dễ dàng tan trong nước (Ví dụ: CaHCO3, NaHCO3, KHS, NaHSO3, NaHS …), muối axetat (gốc -CH3COO), muối nitơrat (có gốc =NO3)
– Các muối cacbonat (gốc =CO3) hầu hết đều không tan trong nước trừ một số muối của kim loại kiềm (Na2CO3, Li2CO3, K2CO3, …) thì tan được. Riêng một số kim loại như Hg, Fe(III), Cu, Al không tồn tại dạngmuối cacbonat hoặc bị phân huỷ ngay trong nước
- Các muối Photphat (có gốc =PO4) hầu như đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm)
- Các muối Sunfit ( có gốc =SO3) không tan trong nước (trừ muối của kim loại kiềm) và muối Fe(III) , Al không tồn tại dạng muối sunfit
- Gần như các muối Silicat (gốc =SiO3) không tan (trừ muối của kim loại kiềm) và trong đó Ag, Cu, Hg không tồn dưới dạng muối Silicat
– Gần như tất cả các muối có gốc F-, Cl-, Br-, I- đều tan được trong nước trừ AgCl, AgI, AgBr là không tan được; PbCl2 tan rất ít và muối AgF không tồn tại
– Gần như các muối dạng sunfat (gốc = SO4) đều tan trong nước trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan; Ag2SO4, CaSO4 ít tan trong nước và Hg không tồn tại dưới dạng muối sunfat
– Các muối gốc sunfu (gốc =S) đều rất khó tan trừ các muối của kim loại kiềm và kiềm thổ (K2S, Na2S, BaS, CaS…) thì tan được và Mg, Al không tồn tại dưới dạng muối sunfu
2. Học nhanh bảng Tính tan hóa học của Bazo
Các Bazơ của kim loại kiềm ( Na, Li, K) đều tan, Bazơ của kim loại kiềm thổ tan ít (Ca, Ba). Hợp chất NH4OH tan, còn lại đều không tan.
– Màu sắc của một số Hidroxit không tan:
- Cu(OH)2: kết tủa xanh lam
- Fe(OH)2: kết tủa lục nhạt
- Fe(OH)3: kết tủa nâu đỏ
- Mg(OH)2: kết tủa trắng không tan trong kiềm dư
- Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2: kết tủa trắng tan trong kiềm dư.
3. Học nhanh bảng Tính tan trong nước của Axit
Gần như tất cả các hợp chất axit đều tan và dễ dàng bay hơi. H2SiO3 thì không tan
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng với bài viết này của chúng tôi bạn sẽ giải đáp cho bản thân những thông tin mình đang thắc mắc nhé !