Phép nhân số tự nhiên – Tổng hợp lý thuyết và bài tập của phép Nhân Toán lớp 4, Lớp 6

Phép nhân số tự nhiên được thực hiện như thế nào ? Hãy theo dõi những thông tin hữu ích chúng tôi chia sẻ đến bạn trong bài viết này để hiểu hơn về những tính chất và cách tính nhé !

Tham khảo bài viết khác:

    Tính chất của phép nhân số tự nhiên

  1. Tính chất giao hoán

a × b = b × a

Ví dụ minh họa: 2 × 6 = 6 × 2

  2. Tính chất kết hợp

a × ( b × c ) = ( a × b ) × c

Ví dụ minh họa: 3 × ( 4 × 5 ) = ( 3 × 4 ) × 5

  3. Nhân với 0

a × 0 = 0 × a = 0

Ví dụ minh họa: 8 × 0 = 0 × 8 = 0

 4. Nhân với 1

a × 1 = 1 × a = a

Ví dụ minh họa: 9 × 1 = 1 × 9 = 9

  5. Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng

a × ( b + c ) = a × b + a × c

Ví dụ minh họa: 2 × ( 7 + 9 ) = 2 × 7 + 2 × 9 = 14 + 18 = 32

  6. Tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ

a × ( b – c ) = a × b – a × c

Ví dụ minh họa: 8 × ( 2 – 1 ) = 8 x 2 – 8 x 1 = 16 – 8 = 8

– Một số tính chất khác: 

7. Trong một tích nếu một thừa số được gấp lên n lần đồng thời có một thừa số khác bị giảm đi n lần thì tích không thay đổi.

8. Trong một tích có một thừa số được gấp lên n lần, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích được gấp lên n lần và ngược lại nếu trong một tích có một thừa số bị giảm đi n lần, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích cũng bị giảm đi n lần. ( với n > 0 )

9. Trong một tích, nếu một thừa số được gấp lên n lần, đồng thời một thừa số được gấp lên m lần thì tích được gấp lên (m × n) lần. Ngược lại nếu trong một tích một thừa số bị giảm đi m lần, một thừa số bị giảm đi n lần thì tích bị giảm đi (m × n) lần ( với m và n khác 0 )

10. Trong một tích, nếu một thừa số được tăng thêm a đơn vị, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích được tăng thêm a lần tích các thừa số còn lại.

11. Trong một tích, nếu có ít nhất một thừa số chẵn thì tích đó chẵn.

12. Trong một tích, nếu có ít nhất một thừa số tròn chục hoặc ít nhất một thừa số có tận cùng là 5 và có ít nhất một thừa số chẵn thì tích có tận cùng là 0.

13. Trong một tích các thừa số đều lẻ và có ít nhất một thừa số có tận cùng là 5 thì tích có tận cùng là 5.

phep nhan so tu nhien

    Bài tập phép nhân số tự nhiên

Bài tập 1: Tính  bằng cách thuận tiện nhất

a) 2157 x 39 + 2157 x 61

b) 7529 x 123 – 7529 x 23

– Hướng dẫn giải:

a) 2157 x 39 + 2157 x 61

= 2157 x ( 39 + 61 )

= 2157 x 100

= 215700

b) 7529 x 123 – 7529 x 23

= 7529 x ( 123 – 23 )

= 7529 x 100

= 752900

Bài tập 2: Tính nhanh các biểu thức sau:

a) 125.3 542.8;

b) 69.73 + 69.27.

– Hướng dẫn giải: 

a) 125 x 4 + 250 x 8

= ( 125 x 8 ) + ( 4 x 250 )

= 1 000 +   1 000

= 2 000

b) 69 x 73 + 69 x 27

= 69 x (73 + 27)

= 69 x 100

= 6 900.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ” Phép nhân số tự nhiên ” của chúng tôi. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về những tính chất thường sử dụng trong phép nhân

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply