Tính chất của phép nhân có những tính chất nào bạn cần lưu ý khi làm bài tập. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt những tính chất cơ bản trong toán học nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Tính chất của phép nhân
Tóm tắt nội dung
1. Tính chất giao hoán
a.b = b.a
– Phát biểu: Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi
2. Tính chất kết hợp
(a.b).c = a.(b.c)
– Phát biểu: Muốn nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhân với tích của số thứ hai và số thứ ba
– Lưu ý:
+) Nhờ tính chất kết hợp, ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm, …. số nguyên.
+) Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.
+) Ta cũng gọi tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a (cách đọc và kí hiệu như đối với số tự nhiên)
3. Tính chất nhân với 1
a.1 = 1.a = a
– Phát biểu: Mọi số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ khi nhân với một đều bằng giá trị chính nó
4. Tính chất nhân với 0
a.0 = 0
– Phát biểu: Mọi số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ khi nhân với 0 đều bằng 0
5. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
a.(b + c) = a.b + a.c.
Chú ý: Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: a.(b – c) = a.b – a.c
Lưu ý: Chú ý về tích của các thừa số nguyên âm:
+) Tích một số chẵn thừa số nguyên âm là một số có dấu +
+) Tích của một số lẻ thừa số nguyên âm là một số có dấu –
Bài tập luyện tập các tính chất của phép nhân
Bài tập 1: Thực hiện các phép tính sau: ( Kiến thu
a) 15 x 2 x 5 x 6
b) 4 x 7 x 11 x 2
– Hướng dẫn giải:
Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân: ( a.b ).c = a.( b.c )
Ta có:
a) 15 x 2 x 5 x 6 = ( 15 x 6 ) x ( 2 x 5 ) = 90 x 10 = 900
b) 4 x 7 x 11 x 2= ( 4 x 7 ) x ( 2 x 11 ) = 28.22 = 616
Bài tập 2: Tính nhanh
a) (-4).(+125).(-25).(-6).(-8);
b) (-98).(1 – 246) – 246.98.
– Hướng dẫn giải:
Sử dụng tính chất giao hoán: a.b = b.a
Sử dụng tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)
Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b + c) = a.b + a.c
Ta có:
a) (4).(+125).(-25).(-6).(-8)
= [(-4).(-25)].[125.(-8)].(-6)
=100.(-1000).(-6)
= 600000
b) (-98)(1-246) – 246.98
= – 98 + 246.98 – 246.98
= – 98 + 98.(246 – 246)
= – 98 + 98.0
= – 98 + 0
= – 98
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ” Tính chất của phép nhân ” của chúng tôi. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích !