Tính giá trị biểu thức lớp 3 bằng những cách nhanh chóng, đơn giản có cả dạng toán cơ bản và nâng cao cho bạn hiểu. Hãy cùng theo dõi ngay nội dung dưới bài viết này để hiểu hơn về dạng toán này nhé !
Tham khảo bài viết khác:
Tính giá trị biểu thức lớp 3 thông thường
Tóm tắt nội dung
– Để vận dụng tính giá trị biểu thức, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
+) Trong biểu thức chỉ chứa các phép tính cộng hoặc phép tính trừ hoặc chứa cả phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện tính giá trị của biểu thức theo thứ tự từ trái sang phải.
+) Trong biểu thức chỉ chứa các phép tính nhân hoặc phép tính chia hoặc chứa cả phép tính nhân, chia thì ta thực hiện tính giá trị của biểu thức theo thứ tự từ trái sang phải
+) Trong biểu thức chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện nhân, chia trước, cộng , trừ sau.
Tính giá trị biểu thức lớp 3 có dấu ngoặc
+) Trường hợp biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn () thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, các phép tính bên ngoài ngoặc đơn sau. (Thứ tự thực hiện phép tính như trên).
Bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3 cơ bản và nâng cao
Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức sau
a) 128 × 2 + 367 × 3 – 895 + 476 × 4 – 2018 + 182
b) 195615 : 945 × 13 – 356 + 1024
– Hướng dẫn giải:
a) 128 × 2 + 367 × 3 – 895 + 476 × 4 – 2018 + 182
= 256 + 1101 – 895 + 1904 – 2018 + 182
= 1357 – 895 + 1904 – 2018 + 182
= 462 + 1904 – 2018 + 182
= 2366 – 2018 + 182
= 348 + 182
= 530
b) 195615 : 945 × 13 – 356 + 1024
= 207 × 13 – 356 + 1024
= 2691 – 356 +1024
= 2335 + 1024
= 3359
Bài tập 2: Tính giá trị biểu thức sau
a) 2020 – (18 × 87 – 1333: 31 – 1206 )
b) 99927 : (10248:8 – 1272)
– Hướng dẫn giải:
a) 2020 – (18 × 87 – 1333: 31 – 1206 )
= 2020 – ( 1566 – 43 – 1206)
= 2020 – ( 1523 – 1206)
= 2020 – 317
= 1703
b) 99927 : (10248:8 – 1272)
= 99927 : ( 1281 – 1272 )
= 99927 : 9
= 11103
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, sau khi đọc xong bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về lý thuyết và các dạng bài tập liên quan đến nhé !